(Baothanhhoa.vn) - Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, những năm qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng ở các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh. Phong trào đã thực sự tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên trong hội viên, nông dân. Từ phong trào, nhiều nông dân đã vươn lên trở thành những hộ khá, hộ giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, những năm qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng ở các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh. Phong trào đã thực sự tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên trong hội viên, nông dân. Từ phong trào, nhiều nông dân đã vươn lên trở thành những hộ khá, hộ giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏiPhó Chủ tịch Thường trực HND tỉnh Hà Thị Lan Hương (người ngồi) thăm mô hình sản xuất của hội viên nông dân huyện Thọ Xuân.

Cùng với các hoạt động khác, HND huyện Thọ Xuân xác định phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là động lực để nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo. HND huyện đã tích cực chủ động phối hợp, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ thành lập 6 HTX dịch vụ nông nghiệp, xây dựng được 35 mô hình tổ hợp tác liên kết sản xuất, điển hình như: Tổ hợp tác chăn nuôi lợn xã Xuân Hồng; trồng cây ăn quả xã Thọ Xương, Xuân Trường; làm đất, ứng dụng cơ giới sản xuất nông nghiệp xã Xuân Minh, Xuân Hồng; sản xuất bánh gai xã Thọ Diên; may nón lá xã Thọ Lộc...

Các cấp hội đã tuyên truyền, vận động thành lập 85 doanh nghiệp do hội viên nông dân làm chủ theo Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Đến nay, số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi có mức thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm (tăng 100 triệu đồng/năm so với năm 2018), nhiều hộ có mức thu nhập đạt từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/năm trở lên. Từ phong trào, các cấp hội đã vận động xây dựng được 143 tổ nông dân tự quản về vệ sinh môi trường; 34 mô hình chi hội quản lý đoạn đường nông dân tự quản về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; 16 mô hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 2 mô hình phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón vi sinh hữu cơ; 3 mô hình “sáng, xanh, sạch, đẹp”; Hướng dẫn xây dựng 79 vườn hộ và 32 vườn mẫu.

Sau hơn 10 năm nỗ lực, nhờ ứng dụng các công nghệ vào sản xuất, ông Mai Văn An ở xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã khởi nghiệp thành công với mô hình trồng dưa lưới. Điểm nổi bật trong mô hình phát triển kinh tế của ông An là ứng dụng thành công công nghệ số vào trong sản xuất. Theo ông, với 2 ha trang trại áp dụng công nghệ mới với hệ thống cảm biến, hộp truyền tín hiệu treo khắp trang trại, việc chăm sóc cây trồng cần rất ít lao động. Cụ thể, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh, người sử dụng có thể quản lý chi tiết được lượng nước tưới, thời gian tưới, độ ẩm, nhiệt độ trong trang trại... Dù ở bất kỳ đâu, người quản lý trang trại cũng có thể nắm bắt được công nhân làm việc cũng như tình trạng dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của cây. Mô hình của ông đã tạo việc làm cho 10 lao động, lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Để việc tiêu thụ dưa lưới và các sản phẩm sản xuất trong nhà kính, ông đã tích cực giới thiệu các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội khác. Ông cho biết: Các sản phẩm của chúng tôi được áp dụng dán mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sau đó, đưa lên sàn thương mại điện tử qua cổng thông tin. Khách hàng chỉ cần quét và truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm sẽ biết được thông tin nhà vườn, quy trình canh tác và ngày thu hoạch sản phẩm. Do vậy, việc ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc tại các sàn thương mại điện tử giúp việc tiêu thụ không bị thương lái ép giá, qua đó nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm.

Thông qua phong trào ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có mức thu nhập cao. Năm 2022, toàn tỉnh có 368.432 hộ nông dân đăng ký đạt hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp và có 229.289 hộ đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 62% so với hộ đăng ký. Qua tổ chức, phát động các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều đơn vị có cách làm hay, thiết thực, hiệu quả. Từ phong trào nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, hình thành các chuỗi liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Phong trào đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn, tạo việc làm; chia sẻ khó khăn... Các cấp hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 1.193.872 lượt lao động, trong đó có 998.700 lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 195.172 lượt lao động có việc làm theo mùa vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 40.270 lượt hộ nông dân, giúp 20.082 hộ nông dân thoát nghèo.

Hàng năm, HND tỉnh chủ động phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, động viên hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình. Các cấp HND trong tỉnh đã làm tốt vai trò cầu nối với các ngân hàng nhằm tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi các loại cây cho giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây phù hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường...

Phó Chủ tịch Thường trực HND tỉnh Hà Thị Lan Hương cho biết: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, có sức lan tỏa trong toàn tỉnh, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản, dịch vụ... từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nông dân tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích tụ tập trung đất đai, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]