(Baothanhhoa.vn) - Về xã Nga Tân (Nga Sơn), một trong những địa phương “đánh thức” được tiềm năng đất đai nhờ dân vận khéo, đưa chúng tôi đi thăm đồng đất của xã, anh Nguyễn Tiến Liên, chủ tịch UBND xã say sưa kể về những mô hình gia trại, trang trại được “sinh ra” trên ruộng cói. Theo anh Liên, đây là nét nổi bật trong bức tranh kinh tế của xã Nga Tân. Trong thành quả đó, công tác dân vận giữ vai trò “lĩnh ấn tiên phong”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận khéo ở vùng bãi ngang

Về xã Nga Tân (Nga Sơn), một trong những địa phương “đánh thức” được tiềm năng đất đai nhờ dân vận khéo, đưa chúng tôi đi thăm đồng đất của xã, anh Nguyễn Tiến Liên, chủ tịch UBND xã say sưa kể về những mô hình gia trại, trang trại được “sinh ra” trên ruộng cói. Theo anh Liên, đây là nét nổi bật trong bức tranh kinh tế của xã Nga Tân. Trong thành quả đó, công tác dân vận giữ vai trò “lĩnh ấn tiên phong”.

Khu vực gia trại, trang trại nuôi trồng thủy sản ở xã Nga Tân (Nga Sơn).

Từ bao đời nay, cây cói gắn bó máu thịt với người dân xã Nga Tân. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở về trước, sản xuất cói ở xã Nga Tân suy giảm, vì “khủng hoảng” thị trường tiêu thụ. Thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030”, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã bàn bạc, thống nhất chủ trương chuyển đổi diện tích trồng cói thành vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS), kết hợp phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Anh Liên cho biết: “Những ngày đầu triển khai chủ trương, bà con chưa tin vào cách làm mới, dẫn đến một số hộ dân đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cói với giá rẻ. Để dân tin, xã đã tổ chức cho bí thư chi bộ các thôn và một số hộ nông dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, cách làm gia trại, trang trại NTTS ở 2 tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Khi về những người này có nhiệm vụ tuyên truyền, làm trước cho người dân nhìn thấy. Đồng thời, khối dân vận xã với nòng cốt là các đoàn thể chính trị - xã hội đã nhanh chóng vào cuộc vận động những hộ dân có điều kiện về kinh tế, nguồn lao động mạnh dạn tích tụ ruộng đất, đầu tư xây dựng mô hình trang trại. Sau những buổi vận động, các hộ ông Nguyễn Văn Lâm, Mã Đức Anh đã tiên phong bỏ vốn xây dựng ao đầm NTTS, cải tạo đất để trồng cây ăn quả. Thấy được hiệu quả, nhiều hộ dân ở xã Nga Tân đã học, làm theo. Giờ làm kinh tế gia trại, trang trại NTTS đã trở thành phong trào của xã. Hiện nay, nhân dân trong xã đã chuyển được 130 ha cói sang xây dựng 83 trang trại, gia trại. Trong đó, có 62 trang trại, gia trại NTTS; 18 trang trại, gia trại NTTS kết hợp chăn nuôi và trồng cây ăn quả; 3 trang trại NTTS công nghiệp. Từ sự sâu sát của cán bộ dân vận, người dân xã Nga Tân đã biết phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng đất đai và tìm được hướng phát triển sản xuất mới mang lại thu nhập cao hơn so với trồng cói. Hiện lợi nhuận của 1 ha đất chuyển đổi từ trồng cói sang làm gia trại, trang trại đạt từ 150 triệu đồng/năm trở lên và đang giải quyết việc làm cho khoảng 160 lao động tại địa phương.

Rời Nga Tân, chúng tôi đến xã bãi ngang Đa Lộc (Hậu Lộc) vào thời điểm đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đang dồn sức cho mục tiêu cán đích chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2019. Xác định dân vận khéo thì việc gì cũng thành công, mỗi cán bộ, đảng viên của xã luôn sâu sát, gần dân “lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để khơi dậy sức dân”. Khi được hỏi về những mô hình dân vận khéo ở địa phương, anh Nguyễn Văn Cương, phó bí thư đảng ủy xã, phấn khởi giới thiệu về phong trào chung sức làm đường giao thông nông thôn của xã. Anh nói: “Xác định làm đường giao thông nông thôn là tiêu chí khó đối với xã. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không có hướng giải quyết. Ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình XDNTM, xã đã kiện toàn khối dân vận và thành lập các tổ dân vận ở 10 thôn. Bên cạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của chương trình XDNTM, thông qua hội nghị thôn, các cấp ủy đảng tổ chức cho nhân dân tham gia, bàn bạc cách thức triển khai và giám sát quá trình thực hiện. Vì thế, khi thực hiện các tiêu chí NTM hầu hết người dân trong xã đều thống nhất về chủ trương và hưởng ứng bằng hành động”. Tuyến đường từ thôn Đông Thành đi qua UBND xã đến thôn Hùng Thành và ra vùng NTTS vốn nhỏ hẹp. Khi biết có xã chủ trương làm đường mới, rộng hơn, người dân các thôn đã hưởng ứng, tự nguyện tháo dỡ hàng quán, tường rào, hiến đất cho công trình. Cùng với đó, trong xây dựng các tuyến giao thông nội đồng, người dân trong xã cũng tự nguyện đóng góp 50.000 đồng/hộ/vụ lúa. Nhờ làm tốt công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chương trình XDNTM ở xã Đa Lộc đã huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Từ 2016 đến nay, nhân dân trong xã đã đóng góp 86,6 tỷ đồng để XDNTM. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng mới khang trang ở địa phương được làm từ sức dân. Trong đó, có 13,5 km đường giao thông nông thôn, 4,2 km đường ngõ, xóm...

Thực tế ở 2 xã Nga Tân, Đa Lộc chỉ là 2 trong số 30 xã, phường của 6 huyện, thành phố thuộc vùng bãi ngang của tỉnh đang từng bước thay da đổi thịt từ phong trào dân vận khéo của cấp ủy đảng, chính quyền. Không ít mô hình dân vận khéo đã ra đời, tạo được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, góp phần đánh thức tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]