(Baothanhhoa.vn) - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII có 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII có 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa có 2 tham luận tại tổ; 2 mô hình, sáng kiến tiêu biểu của đoàn viên, NLĐ tỉnh Thanh Hoá trưng bày tại Đại hội. Đặc biệt, đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa có tham luận tại 2 diễn đàn chuyên đề: chuyên đề số 3 với nội dung “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc” và chuyên đề số 8 “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh”.

Tập trung đối thoại, thương lượng tập thể mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động

Tại diễn đàn chuyên đề số 3, đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã có bài tham luận với chủ đề: “Đối thoại, thương lượng tập thể về tiền lương và những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng số lượng, chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể về tiền lương, hướng tới tiền lương đủ sống cho người lao động (NLĐ)”.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn phát biểu tham luận tại diễn đàn chuyên đề số 3.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn cho biết, tính đến 30/11/2023, Thanh Hóa đang quản lý 3.679 công đoàn cơ sở (CĐCS), với 348.422 lao động; trong đó, khối hành chính sự nghiệp là 2.861 CĐCS, với 99.794 người; khối doanh nghiệp là 818 CĐCS, với 248.628 người. Nhiều năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh luôn xác định việc đối thoại xã hội và thương lượng tập thể trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn, góp phần tham gia quản lý doanh nghiệp, giảm thiểu xung đột, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và phát triển. Thông qua việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể sẽ tạo “điểm cân bằng” về phân chia lợi ích của các bên, tạo sự đồng thuận trong quan hệ lao động.

Trên tinh thần đó, hằng năm, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị, gắn kết quả thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; chỉ đạo cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tăng cường công đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng về thương lượng, ký kết thỏa ước lao động thể cho cán bộ CĐCS... Kết quả đến nay, Thanh Hóa có 609/818 doanh nghiệp đã ký được thỏa ước lao động tập thể, đạt tỷ lệ 74,49% tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, bao phủ trên 239.000 NLĐ. Hằng năm có trên 70% doanh nghiệp tổ chức được hội nghị đối thoại định kỳ. Nội dung đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể chủ yếu tập trung về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi cho NLĐ.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm tại mô hình, sáng kiến tiêu biểu trưng bày tại Đại hội của đoàn viên, NLĐ tỉnh Thanh Hoá.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn cũng cho biết, bên cạnh những thành tích đã đạt được, một số chế độ phúc lợi, tiền lương dù đã được các bên đưa ra đối thoại, thương lượng tập thể nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do khó khăn, mong muốn NLĐ, công đoàn chia sẻ cùng doanh nghiệp tạm thời chưa thực hiện việc tăng lương.

Trước thực trạng trên, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ CĐCS, nhất là các CĐCS ở doanh nghiệp có đông công nhân lao động về kỹ năng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo hướng cầm tay chỉ việc, sát với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Điển hình như sau đại dịch COVID-19, một số tỉnh lân cận Thanh Hóa đã xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, có nguy cơ hiệu ứng dây chuyền rất lớn đến tâm lý của NLĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trước bối cảnh đó LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời tổng hợp tình hình, phân tích các tình huống có khả năng xảy ra, định hướng các nội dung cần đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để phòng ngừa xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. Trên cơ sở đó, CĐCS đã chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về các nội dung dự kiến công nhân lao động sẽ kiến nghị, yêu cầu. Kết quả đối thoại, thương lượng các doanh nghiệp đã nhất trí tăng tiền lương và một số chế độ phúc lợi cho người lao động, từ đó đã ổn định được tình hình quan hệ lao động, không để xảy ra tình trạng tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trên địa bàn.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động

Tại diễn đàn chuyên đề số 8, đồng chí Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá đã có bài tham luận với chủ đề: “Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị do LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá tổ chức.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá Trịnh Thị Hoa cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh hóa, LĐLĐ tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch và Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW; Kế hoạch thực hiện Chương trình ký kết giữa Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. Triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW đến các cấp công đoàn, đoàn viên, NLĐ trên địa bàn toàn tỉnh thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến với trên 10 nghìn cán bộ công đoàn và trên 300 nghìn đoàn viên, NLĐ tham gia học tập; chỉ đạo các cấp công đoàn cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện 8 Đề án nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của công đoàn. Đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội, đưa nội dung này vào chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ công đoàn. Tổ chức các Chương trình “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động”; tuyên truyền vận động đoàn viên, NLĐ tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Song song với việc tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 02-NQ/TW, công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp, nhất là hoạt động công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước được quan tâm, có chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến thực chất, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn. Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách công đoàn các cấp tiếp tục được triển khai quyết liệt theo hướng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp được triển khai đồng bộ, thường xuyên. Các cấp công đoàn phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội. Tích cực tham gia cải cách hành chính, xây dựng chính sách – pháp luật. Triển khai nhiều giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; Phát hiện, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp.

Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Công đoàn Thanh Hóa gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá kiến nghị, để tổ chức công đoàn thích ứng với sự chuyển biến nhanh trong tình hình mới, các cấp công đoàn cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy; phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW; phát huy vai trò của công đoàn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, nhất là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động... Bên cạnh đó, đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng được sự mong đợi của đoàn viên, NLĐ; tập trung nguồn lực phục vụ công tác tuyên truyền; sớm cụ thể hóa cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn; nghiên cứu tuyển dụng công chức đối với cán bộ công đoàn là công nhân lao động tại doanh nghiệp ngoài Nhà nước có đông công nhân lao động đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định...

Đoàn đại biểu LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa luôn đặt niềm tin, kỳ vọng vào nhiệm kỳ 2023-2028, Tổng LĐLĐ Việt Nam và công đoàn các cấp sẽ tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết của giai cấp công nhân và NLĐ cả nước.

Thanh Huê

Tin liên quan:

Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]