(Baothanhhoa.vn) - Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa có 14 mẹ và 5 dì, thì có tới 18 người là phụ nữ đơn thân, đã gắn bó với làng suốt 18 năm, kể từ khi nhận những đứa trẻ mồ côi đầu tiên vào chăm sóc. Các mẹ, các dì đã dành hết tuổi xuân, tình thương, trách nhiệm, xem những đứa trẻ như con đẻ của mình, chăm bẵm, dạy dỗ để các con khôn lớn trưởng thành.

Những người thắp sáng ước mơ cho trẻ kém may mắn

Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa có 14 mẹ và 5 dì, thì có tới 18 người là phụ nữ đơn thân, đã gắn bó với làng suốt 18 năm, kể từ khi nhận những đứa trẻ mồ côi đầu tiên vào chăm sóc. Các mẹ, các dì đã dành hết tuổi xuân, tình thương, trách nhiệm, xem những đứa trẻ như con đẻ của mình, chăm bẵm, dạy dỗ để các con khôn lớn trưởng thành.

Những người thắp sáng ước mơ cho trẻ kém may mắnHọc sinh Trường Trung cấp Nghề thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa trong giờ học nghề may thời trang.

Được sự giới thiệu, chỉ dẫn của lãnh đạo làng, chúng tôi đến nhà số 3 (còn gọi là nhà Hoa Cúc). Lúc này các bé lớn đều đi học, chỉ còn mẹ Lê Thị Oanh ở nhà đang nựng nịu một đứa trẻ chỉ khoảng hơn 10 ngày tuổi. Trong lúc pha sữa và cho bé bú, mẹ Oanh chia sẻ: Sinh ra và lớn lên tại TP Thanh Hóa, do lỡ thì, tôi tình nguyện vào Làng Trẻ em SOS ngay từ buổi đầu thành lập. 18 năm gắn bó với làng, tôi đã nuôi dạy 18 người con. Trong đó có những đứa trẻ mới chỉ vài ngày tuổi, vài tháng tuổi, lớn hơn thì 5, 6 tuổi. Ví như cô con gái bé nhỏ này tôi mới nuôi được 3 ngày. Nhận con trong tình trạng đói sữa, yếu ớt và nhiễm lạnh tôi cũng rất lo. Song, trộm vía con ngoan, ít quấy khóc nên cũng an lòng.

Tôi là mẹ nhưng không trực tiếp sinh thành nên trong việc dưỡng dục cũng gặp nhiều khó khăn. Nói thế thôi, chứ niềm vui, niềm tự hào về các con cũng nhiều không kể xiết. Từ ngôi nhà này có 9 con đã trưởng thành, có việc làm phù hợp với khả năng, trình độ, trong đó có 4 con đã xây dựng gia đình. Chúng thường xuyên điện thoại về hỏi thăm sức khỏe mẹ và các em, nhất là những dịp lễ, tết. Ví như con trai Lê Văn Thuận, sau khi học nghề đã được chủ 1 salon tóc ở tỉnh Ninh Bình tiếp nhận vào làm với thu nhập ổn định và mới lấy vợ. Hôm vừa rồi sinh nhật tôi, Thuận không về được nhưng đã đặt bánh sinh nhật nhờ ship đến chúc mừng mẹ. Hay như con gái Lê Thị Hòa, tôi nuôi từ khi con mới lên ba. Bé là một đứa trẻ ngoan, rất có ý thức. Trong suốt quá trình học từ cấp 1 đến cấp 3 con luôn giữ vững thành tích học tập tốt. Đặc biệt, năm học lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn con được giải nhì tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. Sau đó con tiếp tục học lên đại học, thạc sĩ luật và đang công tác tại Tòa án Nhân dân tối cao.

Thực hiện việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, những năm gần đây Trường THCS Quang Trung, TP Thanh Hóa đã tiếp nhận, hỗ trợ nhiều học sinh khuyết tật như: Khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, tự kỷ... Là giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3, cô Vi Linh chia sẻ: Lớp tôi chủ nhiệm có 1 học sinh tự kỷ. Trong quá trình dạy và học, cả cô và trò đều gặp một số khó khăn bởi trẻ tự kỷ đòi hỏi nhu cầu hỗ trợ cao hơn gấp khoảng 4 lần so với học sinh bình thường cả về phương diện học tập và giao tiếp xã hội. Cũng bởi lớp có học sinh tự kỷ nên khó tuân thủ đầy đủ nội quy nhà trường, lớp học, khó đáp ứng các yêu cầu chung của tập thể học sinh. Với học sinh tự kỷ, đa phần các em gặp khó khăn trong giao tiếp và lĩnh hội các kiến thức chung của lớp...

Xác định để học sinh tự kỷ có thể hòa nhập được thuận lợi, trong quá trình dạy học phải có chiến lược phù hợp nên tôi đã tìm hiểu kỹ về điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, thói quen sinh hoạt của học sinh. Đồng thời phối hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn xây dựng “Kế hoạch giáo dục cá nhân” cho học sinh theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm. Cuối mỗi tháng đều đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Bên cạnh đó, hướng dẫn học sinh trong lớp cách tương tác, giao tiếp, cách chơi phù hợp với bạn. Tôi cũng đặt ra tình huống trong trường hợp học sinh tự kỷ gặp nhiều khó khăn thì sẽ đề xuất với nhà trường và gia đình có thêm nhân viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập để hỗ trợ trẻ trong quá trình học...

Trong 12 năm, kể từ khi thành lập đến nay Trường Trung cấp Nghề thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo ở hai cấp trình độ sơ cấp và trung cấp cho trên 5.000 học sinh là người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Học sinh tốt nghiệp có khoảng 45% có việc làm giúp các em tự nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình.

Theo bà Trịnh Thị Giang, cán bộ phòng đào tạo - quản lý học sinh thì đối tượng đào tạo ở đây là học sinh khuyết tật với các dạng tật như: khiếm thị, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật chân, tay... Hầu hết các em có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu kiến thức chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ đào tạo của trường. Mặt khác, ngoài dạy nghề, nhà trường còn thực hiện việc quản lý học sinh bởi hầu hết các em ở nội trú luôn có tâm lý tự ty, mặc cảm, không muốn rời xa gia đình để đi học. Cán bộ, giáo viên trong trường không chỉ là những người có tâm, có trách nhiệm, vừa chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, vừa phải gần gũi động viên, dỗ dành để các em coi thầy, cô như những người trong gia đình để các em không còn tư tưởng bỏ học giữa chừng.

Những việc làm đậm tính nhân văn của những người mẹ, người dì, các thầy, cô giáo đã góp phần xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời kém may mắn, tiếp thêm nghị lực, trang bị kiến thức để các em có một tương lai tươi sáng.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]