(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19, các địa phương trong tỉnh đã và đang khẩn trương thống kê, rà soát để không sót, lọt, trùng lặp đối tượng thụ hưởng. Người dân cũng đang mong chờ sớm nhận được nguồn tiền hỗ trợ để trang trải cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19:

Nhanh chóng nhưng chính xác, không để sót và trùng người thụ hưởng

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19, các địa phương trong tỉnh đã và đang khẩn trương thống kê, rà soát để không sót, lọt, trùng lặp đối tượng thụ hưởng. Người dân cũng đang mong chờ sớm nhận được nguồn tiền hỗ trợ để trang trải cuộc sống.

Nhanh chóng nhưng chính xác, không để sót và trùng người thụ hưởng

Những người con của xã Thọ Lập (Thọ Xuân) sinh sống, công tác xa quê hỗ trợ tiền, hiện vật, góp phần chung tay cùng địa phương phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Mai Phương

Thuộc nhóm đối tượng bị mất việc làm, chồng là lao động tự do cũng không có việc, lại nuôi 2 con nhỏ nên cuộc sống của gia đình chị Lê Thị Nga ở thôn 3, xã Xuân Thọ (Triệu Sơn) gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nga chia sẻ: Trước đây tôi cũng là lao động tự do. Để mưu sinh, hằng ngày tôi mua gom các mặt hàng rau quả, vài con gà, chim bồ câu rồi chở xuống thành phố bán tại chợ đầu mối. Tháng 10 năm ngoái, Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam - Chi nhánh Triệu Sơn đóng tại xã Thọ Dân tuyển dụng công nhân, thấy việc buôn bán đi lại vất vả mà lời lãi chẳng được bao nhiêu nên tôi làm đơn xin vào Công ty TNHH Giầy Aleron. Do đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất nên công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, tôi cùng hàng trăm lao động thử việc, lao động dưới 1 năm, lao động vừa được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) thời hạn 3 năm bị chấm dứt HĐLĐ. Bị mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp, không có tiền tích lũy nên cuộc sống của gia đình vốn đã khó, giờ lại càng khó hơn.

Là hộ có hoàn cảnh vô cùng éo le, chị Lê Thị Nga ở thôn Vân Bình, xã Cát Vân (Như Xuân) có mẹ và bản thân đều là người khuyết tật nặng, vừa là đối tượng bảo trợ, vừa là hộ nghèo, lại nuôi con đơn thân. 3 người phụ nữ sống nương tựa vào nhau dựa vào tiền bảo trợ là chính. Để có thêm đồng ra đồng vào lo cho con ăn học, chăm sóc mẹ già, hằng ngày chị trồng rau và đem ra chợ bán. Thực hiện cách ly cộng đồng phòng chống dịch COVID-19, người dân hạn chế ra ngoài nên rau trồng không bán được. Biết Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho đối tượng đang hưởng bảo trợ xã hội, chị Nga đang mong ngóng từng ngày nhận được hỗ trợ để mẹ con, bà cháu vơi bớt khó khăn.

Theo Nghị quyết 42 của Chính phủ sẽ có 7 nhóm đối tượng chính được hỗ trợ, gồm: Người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19; người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2020; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020; người lao động bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc; người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31-12-2019.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung, nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo là những người sẽ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ sớm nhất trong tháng 4. Tại tỉnh ta, sau khi rà soát, có số liệu chính thức, ngành lao động đã báo cáo trình danh sách cho UBND tỉnh duyệt để chi trả trợ cấp kịp thời cho 3 nhóm đối tượng trên. Ông Trịnh Ngọc Dũng, Giám đốc Sở LĐTB&XH, cho biết: Qua rà soát toàn tỉnh có 73.600 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; trên 201.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng; trên 593.000 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 816 tỷ đồng. Các đối tượng khác như lao động bị tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên; lao động bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020 đang tiếp tục được sở đôn đốc các doanh nghiệp tổng hợp báo cáo. Theo ông Dũng, các lĩnh vực có nhiều lao động bị ảnh hưởng nhất là giầy da, may mặc, dịch vụ vận tải, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, giáo dục – đào tạo. Sở cũng đã có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, tổng hợp số lao động tự do và hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm phải tạm ngừng kinh doanh báo cáo về sở trước 11 giờ ngày 24-4-2020.

Thực hiện Công văn hỏa tốc số 4909/UBND-VX ngày 20-4-2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và Công văn số 1011/SLĐTBXH-LĐVL ngày 20-4-2020 của Sở LĐTB&XH về việc rà soát các nhóm đối tượng thuộc diện gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chiều 21-4, UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tại 4 cụm triển khai nội dung công văn cho chủ tịch, cán bộ chính sách 34 phường, xã để khẩn trương thực hiện việc rà soát, tổng hợp, báo cáo số đối tượng bị ảnh hưởng theo hướng dẫn của Sở LĐTB&XH và của các bộ, ngành liên quan. Bà Trần Thị Hương, Trưởng Phòng LĐTB&XH thành phố cho biết: Ngay sau hội nghị, các phường, xã đã nhanh chóng thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh địa phương về các điều kiện của người lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm; đồng thời phát phiếu kê khai đến từng hộ gia đình. Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương làm việc trên tinh thần nhanh nhất nhưng phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, không để sót hay trùng người thụ hưởng. Do địa bàn thành phố có số lao động tự do khá đông, lại thuộc nhóm đối tượng khó rà soát nên các phường, xã giao cho tổ dân phố kết hợp với công an khu vực và người dân tổ chức rà soát để không ai bị sót lọt, bỏ lại phía sau.

Tại huyện Như Thanh, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo rà soát, thống kê các đối tượng được thụ hưởng chính sách của tỉnh, huyện đã ban hành công văn gửi các xã, thị trấn tổ chức triển khai đến các thôn, đồng thời thành lập ban rà soát, đăng công khai danh sách người thụ hưởng tại nhà văn hóa thôn, khu phố. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong việc xác định lao động tự do bởi trong hướng dẫn có những quy định chưa cụ thể. Ví như lao động là người địa phương chưa cắt khẩu nhưng đi làm ăn xa về thì kê khai như thế nào. Đối tượng chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở nào để xác định. Đối với lao động làm tại các tiệm spa, cắt tóc, gội đầu bị cấm nhưng lại không có trong danh mục... Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Dũng, Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: Do chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương về đối tượng lao động tự do nên các địa phương gặp khó trong việc rà soát. Với nhóm đối tượng có thể chi trả được ngay Chính phủ cũng cần hướng dẫn về quy trình thủ tục để thực hiện hỗ trợ. UBND tỉnh cũng đã giao cho Sở Tài chính cân đối nguồn, lập dự toán kinh phí theo đúng định mức quy định để thực hiện việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để “trễ” trong thực hiện chính sách, không để xảy ra việc trục lợi chính sách hay trùng lặp, bỏ sót đối tượng.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]