(Baothanhhoa.vn) - Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ở khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội có một cô giáo trẻ, xinh đẹp đến từ nước Nga. Rất nhanh chóng, cô chiếm được cảm tình và lòng kính trọng của hết thẩy sinh viên bởi những bài giảng hấp dẫn về ngữ pháp tiếng Việt, lý thuyết dịch và tiếng Nga thực hành. Điều đặc biệt là cô giảng bài bằng tiếng Việt với giọng nói, ngôn từ phổ thông chuẩn mực.

Nhà khoa học nữ nước ngoài đầu tiên được phong học hàm giáo sư ở Việt Nam

Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ở khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội có một cô giáo trẻ, xinh đẹp đến từ nước Nga. Rất nhanh chóng, cô chiếm được cảm tình và lòng kính trọng của hết thẩy sinh viên bởi những bài giảng hấp dẫn về ngữ pháp tiếng Việt, lý thuyết dịch và tiếng Nga thực hành. Điều đặc biệt là cô giảng bài bằng tiếng Việt với giọng nói, ngôn từ phổ thông chuẩn mực.

Nhà khoa học nữ nước ngoài đầu tiên được phong học hàm giáo sư ở Việt Nam

GS.TS Nonna Vladimirovna Stankievich và chồng là Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. (Ảnh tư liệu. Nguồn: Internet)

Lớp sinh viên mới chúng tôi hỏi thì được biết tên cô là Nonna Vladimirovna Stankievich, từ Đại học Tổng hợp Leningrat (nay là Saint Peterburg) sang. Cô còn là bạn đời của thầy giáo Nguyễn Tài Cẩn - nhà ngôn ngữ học tài năng, rất có uy tín trong giới Việt ngữ học nước nhà ở Đại học Pari nước Pháp cũng như nhiều trường Đại học thuộc Liên Xô cũ.

Rồi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ lan ra miền Bắc, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện trung du Đại Từ (Thái Nguyên). Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, những bài giảng của cô dưới các lán tạm bằng tranh, tre, nứa, lá vẫn đầy ắp nội dung, hôi hổi kiến thức hiện đại cùng nhiệt huyết của một nhà khoa học - nhà giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.

Trong tình cảm gần gũi, kính trọng thầy cô, sinh viên còn kể cho nhau nghe câu chuyện đời thường: Ban đêm, muỗi ở miền rừng càng nhiều. Thầy có “lợi thế” nghiện thuốc lá nặng, nên đã dùng khói thuốc đuổi muỗi có hiệu quả mỗi khi đi câu cá ngoài suối để cải thiện bữa ăn của gia đình…

Năm 1964, cô giáo sang Đại học Tổng hợp Leningrat bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Phạm trù định ngữ trong tiếng Việt hiện đại. Lúc bấy giờ cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang rất quyết liệt. Người nước ngoài từ Hà Nội ra đi nhiều người không trở lại. Nhưng cô giáo Nonna Vladimirorovna Stankievich đã trở về mang theo nhiều sách quý và tiếp tục những bài giảng ở khu sơ tán của trường.

Đúc rút từ kết quả nghiên cứu và giảng dạy của mình, cô đã cho in 2 cuốn sách: Loại hình các ngôn ngữ(năm 1982 ở Pháp) và Ngữ pháp tiếng Việt (viết chung với GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Buwsstrov, in năm 1975 tại Nga).

Vào những năm chiến tranh, sách báo, tư liệu khoa học thiếu thốn, giao lưu quốc tế của Việt Nam khó khăn, bà đã tích cực góp phần như một nhịp cầu tin cậy trong việc đưa những thông tin mới nhất về thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học của thế giới vào Việt Nam; đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam ra quốc tế. Là cộng tác viên thường xuyên của Nhà Xuất bản Ngoại văn ở Hà Nội, bà đã tham gia trực tiếp hiệu đính sang tiếng Nga những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức…

Với kiến thức phong phú về văn hóa Phương Đông, tại một thư viện ở Pari (Pháp) bà đã phát hiện một văn bản Công giáo bằng tiếng Việt vào loại quý hiếm về văn hóa bản địa do cơ quan truyền giáo ở châu Âu ấn hành khi họ mở rộng địa bàn hoạt động sang vùng Viễn Đông. Bà còn viết báo giới thiệu một số tác phẩm văn hóa cổ như Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, Khóa ư lục

Trước nay, cũng ít người được biết: Vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, không ít văn kiện quan trọng của Nhà nước, tài liệu của các đoàn công tác cao cấp đi ra nước ngoài, nhiều bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cần chuyển sang tiếng Nga là do bà dịch. Bà cũng là thành viên trong Tổ dịch Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Nga.

Với thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, năm 1984 bà Nonna Vladimirorovna Stankievich được Nhà nước Việt Nam phong chức danh Giáo sư, trở thành người phụ nữ nước ngoài đầu tiên có vinh hạnh này.

Chu Huy Sơn


Chu Huy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]