(Baothanhhoa.vn) - Trên bản đồ lịch sử - văn hóa Việt Nam, Thanh Hóa luôn là một điểm sáng rạng rỡ. Mảnh đất “địa linh” này là nơi sinh ra, dưỡng nuôi và đắp bồi cho dân tộc nhiều danh nhân, anh hùng hào kiệt. Để rồi những tên tuổi lớn như Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Lợi, Lê Hoàn... đã trở thành những cái tên lịch sử, hay trở thành một phần máu thịt, làm nên lịch sử dân tộc ở những trang vẻ vang nhất. Tiếp nối truyền thống tự hào của lớp lớp cha anh đi trước, thế hệ trẻ xứ Thanh hôm nay, với không ít gương mặt ưu tú đã và đang đóng góp trí tuệ, tài năng và công sức, làm rạng danh truyền thống xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rạng danh đất Thanh

Trên bản đồ lịch sử - văn hóa Việt Nam, Thanh Hóa luôn là một điểm sáng rạng rỡ. Mảnh đất “địa linh” này là nơi sinh ra, dưỡng nuôi và đắp bồi cho dân tộc nhiều danh nhân, anh hùng hào kiệt. Để rồi những tên tuổi lớn như Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Lợi, Lê Hoàn... đã trở thành những cái tên lịch sử, hay trở thành một phần máu thịt, làm nên lịch sử dân tộc ở những trang vẻ vang nhất. Tiếp nối truyền thống tự hào của lớp lớp cha anh đi trước, thế hệ trẻ xứ Thanh hôm nay, với không ít gương mặt ưu tú đã và đang đóng góp trí tuệ, tài năng và công sức, làm rạng danh truyền thống xứ Thanh.

Rạng danh đất Thanh

Tiến sĩ, bác sĩ nội trú Lê Văn Cường (người đứng bên trái) trong ca can thiệp mạch cho bệnh nhân.

Luôn tận tâm với người bệnh, nhiệt tình với đồng nghiệp và sáng tạo, đổi mới trong công việc, Tiến sĩ, bác sĩ nội trú Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - người đã có nhiều đóng góp trong phát triển kỹ thuật chuyên sâu, là bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực tim mạch ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói riêng và Thanh Hóa nói chung. Sinh ra và lớn lên ở xã Hoằng Minh (Hoằng Hóa), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Lê Văn Cường về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình công tác tại bệnh viện, được ban giám đốc quan tâm, tạo điều kiện cử đi học tại Hàn Quốc về can thiệp tim mạch, học Thạc sĩ quản lý y tế tại vương quốc Anh và nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. Từ những kiến thức mà bản thân đã được học, kinh nghiệm tích lũy trên thực tế và những người đồng nghiệp đi trước để nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe, phục vụ nhân dân, bác sĩ Cường luôn gắn công tác với nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên sâu để áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tế công việc. Đồng thời, có những sáng kiến mới đã được đưa vào áp dụng trong việc khám, chữa bệnh giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả rất cao, rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị, như: Khám tư vấn và điều trị từ cơ bản đến chuyên sâu các bệnh lý tim mạch, trực tiếp triển khai và thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp tim mạch (can thiệp động mạch vành qua da, bít thông liên nhĩ và còn ống động mạch bằng dụng cụ, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn và máy phá rung tự động trong buồng tim...) cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm. Đặc biệt, bác sĩ Cường 2 lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo với các sáng kiến “Đánh giá kết quả giải pháp can thiệp động mạch vành thì đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa”; “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống chụp mạch DSA trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch”. Những sáng kiến này đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và góp phần lớn vào thành công trong công tác điều trị, được đồng nghiệp và hội đồng khoa học cơ sở đánh giá cao. Với tâm niệm, khi đã lựa chọn nghề thầy thuốc rồi thì phải lấy tinh thần phục vụ là chủ yếu, luôn đặt y đức lên hàng đầu và xem người bệnh như chính người thân của mình, ở cương vị công tác nào, bác sĩ Lê Văn Cường cũng luôn hết lòng vì công việc, không ngừng khẳng định chuyên môn và năng lực của mình, đã tích cực tham mưu, đề xuất với ban giám đốc bệnh viện tổ chức, thực hiện các hoạt động ứng dụng và phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao.

Nổi lên trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, họa sĩ trẻ Lê Thị Thanh đã tự tìm ra những phương thức biểu hiện sinh động, gần gũi, sâu sắc trong những tác phẩm mỹ thuật ca ngợi quê hương, đất nước. Đó cũng chính là những yếu tố cốt lõi để tác phẩm của chị được giới chuyên môn và đông đảo công chúng yêu mến, đón nhận.

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Thị Thanh về công tác tại Khoa Sư phạm Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, năm 2010 chị hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và từ năm 2014 đến năm 2018 chị lại tiếp tục hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật. Quá trình học tập, nghiên cứu đã giúp chị tự trang bị cho mình nhiều kiến thức mỹ thuật bổ ích và có dịp thử nghiệm với nhiều thể loại trên nhiều chất liệu. Trước khi chuyển sang lĩnh vực đồ họa, họa sĩ Lê Thị Thanh từng có nhiều tác phẩm được tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung, Festival mỹ thuật trẻ. Trong những năm gần đây, họa sĩ Lê Thị Thanh đã thực hiện nhiều tác phẩm đồ họa trên nhiều chất liệu như in kẽm, khắc gỗ, in đá, in lưới, đặc biệt kỹ thuật đồ họa in lưới là lĩnh vực khá mới mẻ đối với chị và nhiều họa sĩ trong tỉnh. Để thành thục kỹ thuật này, trong một thời gian dài chị đã tìm hiểu, học hỏi và mày mò thử nghiệm và dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử để tìm ý tưởng khi khi thể hiện tác phẩm. Đối với đồng nghiệp và sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, họa sĩ Lê Thị Thanh là một tấm gương sáng về tinh thần học tập và lao động sáng tạo.

Tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ 20, họa sĩ Lê Thị Thanh ra mắt tác phẩm đồ họa in lưới Huyền thoại Sầm Sơn – tác phẩm đưa đến cho người xem một cái nhìn tổng thể do thiên nhiên tạo hóa ban tặng cho Thanh Hóa - đền Độc Cước, chùa Cô Tiên, Hòn Trống Mái huyền thoại. Vượt qua 156 tác phẩm tham dự triển lãm Huyền thoại Sầm Sơn được đánh giá cao và giành giải A, là tác phẩm thành công nhất và cũng là tác phẩm dày công nhất của họa sĩ trong lĩnh vực đồ họa. Đây là phần thưởng không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với họa sĩ Lê Thị Thanh mà còn là niềm vinh dự của mỹ thuật Thanh Hóa.

Truyền thống hiếu học của người xứ Thanh thời nào cũng vậy và Trường THPT chuyên Lam Sơn đã tiếp nối truyền thống hiếu học vẻ vang của cha ông, đã và đang làm rạng danh hơn đất học xứ Thanh không chỉ trong nước mà còn vang danh trên trường quốc tế, trong đóng góp đó có cô gái vàng Vật lý Olympic quốc tế Nguyễn Khánh Linh. Là thí sinh nữ duy nhất trong đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Vật lý quốc tế 2019 tổ chức tại Tel Aviv (Israel) so tài cùng 360 thí sinh đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, Nguyễn Khánh Linh đã xuất sắc giành Huy chương Vàng (HCV) và đạt danh hiệu nữ sinh xuất sắc nhất trong kỳ thi.

Sinh ra trong gia đình có 2 anh em, mẹ là giáo viên tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Thanh Hóa, còn bố là công nhân kỹ thuật của Công ty CP Bia Thanh Hóa, anh trai hiện là sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Xây dựng. Từ nhỏ, Khánh Linh đã thể hiện tố chất thông minh, có niềm đam mê đọc sách, nhất là những tác phẩm văn học kinh điển, lịch sử, triết học...; biết xây dựng cho mình kế hoạch học tập khoa học, có tinh thần tự học. Từ năm học lớp 5, Khánh Linh đã đạt 7 giải học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh ở 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, trong đó, có HCV môn Tiếng Anh. Đến năm học lớp 8, Khánh Linh được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Toán, Vật lý, Tiếng Anh. Năm lớp 9, Khánh Linh mới quyết định chọn học chuyên môn Vật lý và trở thành thủ khoa lớp chuyên Vật lý của Trường THPT chuyên Lam Sơn. Càng học em càng đam mê, giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng phương trình toán học thuần túy của môn học luôn tạo hứng thú đối với Linh. Và bên cạnh sự hướng dẫn của thầy cô, em luôn nắm chắc kiến thức cơ bản thông qua tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu. Là một học sinh xuất sắc toàn diện, năng động, vui vẻ, luôn được bạn bè, thầy cô yêu quý. Trong các năm học THPT em đã tham gia nhiều kỳ thi quan trọng và giành về những thành tích nổi bật như: Lớp 11 đạt giải nhì quốc gia môn Vật lý và được chọn vào đội dự tuyển quốc tế; lớp 12 đạt giải nhất quốc gia môn Vật lý và Huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 20. Không chỉ học giỏi môn Vật lý, Khánh Linh còn học giỏi tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Anh.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]