(Baothanhhoa.vn) - Hưởng ứng phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, những năm qua đã có nhiều tấm gương điển hình nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành vượt khó vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Chị Nguyễn Thị Dung ở xã Thành Vân là một trong những tấm gương như thế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nguyễn Thị Dung – “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019”

Hưởng ứng phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, những năm qua đã có nhiều tấm gương điển hình nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành vượt khó vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Chị Nguyễn Thị Dung ở xã Thành Vân là một trong những tấm gương như thế.

Nguyễn Thị Dung – “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019”

Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng của Chính phủ, năm 1992 gia đình chị Nguyễn Thị Dung, sinh năm 1965 ở xã Thành Vân mạnh dạn nhận khoán 30 ha đất rừng sản xuất thuộc trạm quản lý, bảo vệ rừng Thành Vân (Thạch Thành), trong đó có 9 ha rừng nghèo kiệt và suy thoái, 21 ha đất trống chủ yếu là thực bì dây leo, lau lách, cỏ tranh... Khi nhận đất khai hoang được xem là quyết định khá “táo bạo” của gia đình chị vì thời điểm đó khu vực này chưa có đường, điện và nước, xung quanh chỉ toàn đồi núi, cây mọc um tùm, dân cư thưa thớt khiến nhiều người cảm thấy ái ngại và lo lắng cho gia đình chị. Nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và các thành viên trong gia đình đã từng bước quy hoạch lại vùng đồi. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, bước đầu chị vay vốn ngân hàng đầu tư trồng 10 ha mía nguyên liệu cho Nhà máy mía đường Việt- Đài (nay là Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan), diện tích còn lại gia đình trồng thêm ngô, sắn, dứa và trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn cỏ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp, vì vậy năm 2010 chị đấu mối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam lấy giống đưa vào trồng khảo nghiệm 1 ha cây mắc ca, đồng thời chuyển diện tích trồng mía, sắn, ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây mắc ca, cam, bưởi da xanh, xen canh với các loại cây trồng khác. Đất không phụ công người, đến nay trang trại tổng hợp của gia đình chị được phủ lên màu xanh ngút ngàn với 7 ha cây mắc ca trồng xen cam, xen nghệ đang cho thu hoạch, 1,5 ha cây thanh long ruột đỏ, 2 ha bưởi da xanh, 1 ha mít Thái và các loại cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò, lợn cỏ, ong mật. Do được áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi đến nay mỗi năm doanh thu từ trang trại mang lại trên 3 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 50 lao động thời vụ, với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Không những làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Thị Dung còn là bí thư chi bộ trạm quản lý, bảo vệ rừng Thành Vân luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương; tích cực hỗ trợ về vốn, giống, chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân trong vùng. Với những thành tích đã đạt được, chị Nguyễn Thị Dung đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành. Đặc biệt, tại lễ vinh danh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019” vào tháng 10-2019 do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội, chị vinh dự được trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019”.

Bài và ảnh: Vũ Khắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]