(Baothanhhoa.vn) - Anh Hoàng Văn Biên, sinh năm 1988, quê huyện Thiệu Hóa, đã có 5 năm gắn bó với Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa, chi nhánh tại huyện Hoằng Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một cán bộ tài chính vi mô tiêu biểu

Anh Hoàng Văn Biên, sinh năm 1988, quê huyện Thiệu Hóa, đã có 5 năm gắn bó với Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa, chi nhánh tại huyện Hoằng Hóa.

Một buổi tư vấn vay vốn cho bà con thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long (Hà Trung) của Chi nhánh Tài chính Vi mô huyện Hoằng Hóa.

Trong thời gian qua, anh Biên đã nỗ lực hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Với lòng yêu nghề, tận tụy và say mê công việc, anh đã được đồng nghiệp quý mến, khách hàng tin tưởng. Năm 2015, anh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Chi nhánh Tài chính Vi mô huyện Hoằng Hóa, phụ trách điểm giao dịch ở thị xã Bỉm Sơn và huyện Thạch Thành.

Ban đầu khi mới bước vào nghề, anh Biên cũng như nhiều cán bộ tín dụng khác gặp không ít khó khăn trong giao tiếp, đi cơ sở tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các hộ phụ nữ nghèo có nhu cầu vay vốn. Quá trình làm tín dụng, anh Biên nhận ra “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Đa phần các chị phụ nữ nghèo đều ít giao tiếp xã hội. Làm sao để giúp họ thoát nghèo bền vững là câu hỏi thôi thúc anh và đồng nghiệp không quản thời gian, thời tiết, địa bàn vùng sâu, vùng xa, có khi phải trèo đèo, lội suối lên nương rẫy để được nghe nguyện vọng vay vốn của bà con, để cùng với hội phụ nữ cấp cơ sở quan tâm, tư vấn, lập hồ sơ cho chị em vay vốn. Với số vốn vay không thế chấp, mức vay ban đầu từ 5 triệu, sau tăng lên đến 50 triệu, các hộ gia đình sau khi đưa vốn vào kinh doanh, sản xuất, làm nghề, đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhiều chị em phụ nữ có cơ hội xác lập vị trí cá nhân trong gia đình và cộng đồng xã hội, thông qua việc vay vốn cải tạo vườn tạp, chăn nuôi vừa và nhỏ, buôn bán hoặc làm nghề đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, con cái họ cũng được quan tâm, học hành chu đáo và vị thế của họ trong gia đình và cộng đồng được nâng lên, điều này khiến cho anh Biên và đồng nghiệp rất phấn khởi.

Anh Biên cho biết: Hiện nay, khu vực thị xã Bỉm Sơn có 1.159 khách hàng vay vốn của Tài chính Vi mô với dư nợ 16 tỷ 492 triệu đồng; khu vực huyện Thạch Thành có 1.039 khách hàng vay vốn, với dư nợ 16 tỷ 898 triệu đồng. Nghề tài chính vi mô là nghề đặc thù đã đem lại cho anh nhiều kinh nghiệm cùng những kiến thức chuyên môn và bao bài học nhân văn từ cuộc sống thực tế.

Chị Hương, một thành viên vay vốn dân tộc thiểu số ở thôn Lệ Cẩm, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành đã để lại cho anh Biên những cảm nhận sâu sắc về nghị lực thoát nghèo. Bốn năm trước, gia đình chị Hương vô cùng khó khăn, chồng con đau ốm liên miên. Sau khi được tư vấn vay vốn phát triển kinh tế, chị mạnh dạn vay mức từ 5 triệu đồng để chăn nuôi, trồng trọt. Sau khi có thu nhập, chị mạnh dạn vay lên đến 30 triệu đồng để mở rộng diện tích trồng trọt, tăng thêm số lượng đàn gà, vịt, kinh tế gia đình chị Hương dần ổn định và con cái được chăm lo học hành.

Chị Hường ở phố 7, thị xã Bỉm Sơn vay vốn từ năm 2014 để kinh doanh quần áo, đến nay chị đã vay đến chu kỳ thứ 4 và số tiền vay tăng lên 50 triệu đồng để mở rộng cửa hàng. Chị tâm sự: Tôi đã từng bế tắc khi gia cảnh nghèo khó, không biết lấy gì thế chấp để vay vốn ngân hàng kinh doanh. Rất may, tôi đã gặp anh Biên và Tổ chức Tài chính Vi mô cho vay vốn lãi suất thấp mà không phải thế chấp tài sản. Tôi mạnh dạn mở một sạp hàng quần áo nhỏ, rồi mở rộng dần. Bây giờ tôi là chủ cửa hàng quần áo – điều mà trước đây tôi không dám nghĩ tới.

Hàng ngàn hộ gia đình thị xã Bỉm Sơn và huyện Thạch Thành được tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế hộ có công đóng góp tích cực của anh Biên, vì vậy, anh luôn được khách hàng tin tưởng và đồng nghiệp quý mến.


Bài và ảnh: Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]