(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm mô hình phát triển kinh tế đồi rừng, kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Trương Thị Hải, 50 tuổi ở thôn Vân Thọ, xã Cát Vân (Như Xuân), chúng tôi cảm phục nghị lực, ý chí vươn lên thoát nghèo của gia đình chị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làm giàu từ mô hình trồng rừng, kết hợp chăn nuôi

Đến thăm mô hình phát triển kinh tế đồi rừng, kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Trương Thị Hải, 50 tuổi ở thôn Vân Thọ, xã Cát Vân (Như Xuân), chúng tôi cảm phục nghị lực, ý chí vươn lên thoát nghèo của gia đình chị.

Sau khi xây dựng gia đình, cuộc sống của vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn, chồng chị Hải phải đi làm phụ hồ và nhiều việc khác để kiếm tiền, nhưng cuộc sống gia đình chị không được cải thiện là bao. Năm 1992, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, gia đình chị mạnh dạn nhận thầu 4 ha đồi rừng để phát triển kinh tế. Bước đầu, chị quy hoạch chân đồi thấp để trồng lúa nước, vùng đồi có độ dốc cao đầu tư trồng chè, cà phê. Nhưng do thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không phù hợp nên hiệu quả kinh tế từ cây chè và cây cà phê không mang lại hiệu quả. Năm 2014, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gia đình chị quyết định phá bỏ diện tích trồng chè, cà phê đầu tư trồng keo, cây cao su. Cùng với đó, chị học hỏi qua sách báo, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức để vận dụng vào điều kiện thực tế tại gia đình. Bên cạnh đó, năm 2015 bằng nguồn vốn khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi của huyện Như Xuân, gia đình chị được huyện hỗ trợ tiền để làm chuồng trại chăn nuôi trâu bò, mua bò đực giống, trồng cây cỏ voi. Cùng với vốn kích cầu của huyện, gia đình chị vay thêm 250 triệu đồng vốn ưu đãi từ chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện, đầu tư mua 10 cặp bò, bê sinh sản, trồng 1 ha cây cỏ voi, nuôi lợn cỏ. Sau nhiều năm cần cù, chịu khó và biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đến nay trang trại đồi rừng, kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Hải đã có 2 ha keo Úc 3 năm tuổi, 1 ha cây cao su đã đến kỳ cho thu hoạch mủ, 20 con bò, hơn chục con lợn cỏ. Trừ chi phí, mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình chị trên 150 triệu đồng, tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động tại địa phương.

Không chỉ chịu thương, chịu khó trong phát triển kinh tế, chị Trương Thị Hải còn là hội viên nông dân gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương.


Bài và ảnh: K.C

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]