(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook đăng tải một đoạn clip ghi lại cảnh một cụ bà tóc bạc phơ, lên UBND xã đề nghị chính quyền địa phương giải quyết cho cụ ra khỏi danh sách hộ nghèo, đã gây sốt cộng đồng mạng. Đó là cụ Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi, ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Hành động của cụ Mơ không chỉ khiến những người nghe và chứng kiến câu chuyện nể phục, mà còn cho mỗi người chúng ta một bài học về lòng tự trọng của con người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi lòng tự trọng được đề cao

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook đăng tải một đoạn clip ghi lại cảnh một cụ bà tóc bạc phơ, lên UBND xã đề nghị chính quyền địa phương giải quyết cho cụ ra khỏi danh sách hộ nghèo, đã gây sốt cộng đồng mạng. Đó là cụ Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi, ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Hành động của cụ Mơ không chỉ khiến những người nghe và chứng kiến câu chuyện nể phục, mà còn cho mỗi người chúng ta một bài học về lòng tự trọng của con người.

Khi lòng tự trọng được đề cao

Cụ Mơ không muốn mình mãi nghèo. Ảnh: Hoài Thu

Chuyện hộ gia đình trong diện nghèo xin thoát nghèo những năm qua ở Thanh Hóa và các địa phương trong cả nước không phải hiếm, nhưng trường hợp một bà cụ ở cái tuổi “xưa nay hiếm” lại sống một mình trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng quyết xin ra khỏi hộ nghèo là trường hợp hiếm có trong cộng đồng. Câu chuyện quyết trả sổ hộ nghèo của cụ bà 83 tuổi khiến nhiều người trân trọng, nể phục bởi trong thực tế có không ít người đang trong độ tuổi lao động, sức khỏe tốt nhưng vẫn muốn nghèo “bền vững” để mong nhận được sự trợ cấp hàng tháng và các chế độ ưu đãi cho người nghèo của Nhà nước. Thậm chí, một số người có vị trí trong bộ máy quản lý Nhà nước, có nhà cửa vững chãi, có của ăn, của để nhưng vẫn đưa người thân vào danh sách hộ nghèo để được hưởng trợ cấp. Những người ấy đã để lòng tham làm mờ nhân phẩm.

Chuyện cụ Mơ xin thoát nghèo, dư luận cho rằng, đó là suy nghĩ chỉ có ở những người có lòng tự trọng. Bởi người có lòng tự trọng thì luôn dựa vào khả năng lao động của mình để kiếm sống, không tham lam những thứ không phải do mình làm ra, đồng thời sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có cơ hội. Ngược lại, người mà lòng tham thường trực thì luôn suy nghĩ, hành động vì lợi ích của cá nhân, không quan tâm đến người khác, kể cả những người nghèo đói.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh ta đã có nhiều chính sách dành cho người nghèo nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo. Nhiều người nghèo đã nỗ lực thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa vẫn còn hơn 32.000 hộ nghèo. Trong số đó, nhiều hộ thực sự nghèo, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng thì khó thoát được nghèo khổ. Nhưng chắc hẳn vẫn còn không ít người chưa thật sự cố gắng vươn lên thoát nghèo, vẫn muốn nghèo mãi để nhận sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của xã hội.

Nếu như mỗi công dân luôn ý thức và có lòng tự trọng như cụ Mơ, thì chắc chắn gánh nặng ngân sách vốn đang rất eo hẹp sẽ được nhẹ bớt. Nếu “công bộc” của dân ai cũng luôn tự trọng, liêm chính, hết lòng phục vụ nhân dân thì không chỉ góp phần làm cho đất nước, xã hội phát triển, mà còn tăng niềm tin của người dân với bộ máy chính quyền.

Đức Anh


Đức Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]