(Baothanhhoa.vn) - Nhìn lại gần 3 năm qua, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc để đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực vượt khó, tranh thủ thời cơ, vận hội mới

Nhìn lại gần 3 năm qua, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc để đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Thành phố Thanh Hóa trên đường đổi mới.

Bước vào nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, ngay sau Đại hội, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã xác định rõ kế hoạch, lộ trình, phương châm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội cho từng năm cụ thể, trong đó xác định năm 2016 là năm hoàn chỉnh thể chế để nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống; từ năm 2017 trở đi tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Theo đó, năm 2016, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành, hoàn chỉnh các thể chế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; đồng thời xác định rõ nguồn lực và các điều kiện để triển khai thực hiện. Đã ban hành 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá và các nghị quyết chuyên đề, nhiều cơ chế, chính sách, như: Nghị quyết số 02-NQ/TU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Nghị quyết số 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Kết luận số 46-KL/TU về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Kết luận số 55-KL/TU về phát triển doanh nghiệp, Kết luận số 56-KL/TU về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa...; ban hành chủ trương để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), xã hội hóa giáo dục mầm non, thu hút bác sĩ về làm việc tại các cơ sở y tế, xử lý chất thải rắn...; đồng thời, chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch xây dựng TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, quy hoạch mở rộng Khu Kinh tế Nghi Sơn... để triển khai thực hiện, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.

Nhìn lại gần 3 năm qua, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc để đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong số 26 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra, một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt và xấp xỉ đạt mục tiêu kế hoạch đến năm 2020, nhiều chỉ tiêu đạt khá, có triển vọng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân ước đạt 11%, gấp 1,36 lần bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và gấp 1,6 lần so với bình quân chung của cả nước. Năm 2018, quy mô nền kinh tế ước đạt trên 101.355 tỷ đồng, gấp 1,37 lần năm 2015 và hơn 2 lần năm 2010. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.035 USD, gấp 1,3 lần năm 2015.

Sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thu hút được nhiều dự án lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, như: Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao của Vinamilk, TH-True milk; các trang trại chăn nuôi bò, lợn, gà tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh; các dự án sản xuất nông sản an toàn tập trung quy mô lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hệ thống giết mổ của Tập đoàn Master Good (Hungary) gắn với chuỗi các trang trại chăn nuôi gà tập trung... đã góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Đến cuối tháng 6-2018, toàn tỉnh có 1 huyện, 244 xã và 524 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - thương mại phát triển nhanh, nhất là công nghiệp lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, may mặc, giầy da và du lịch, vận tải. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 gấp 1,56 lần năm 2015, cao nhất trong các tỉnh Bắc Trung bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại và tiện ích; đặc biệt là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, giao thông, thương mại dịch vụ, du lịch và các công trình văn hóa, di tích lịch sử. Thu ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 dự kiến đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2015.

Trong gần 3 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực; tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi làm việc và xúc tiến đầu tư tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức, Singapore, Cô-oét; tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để vận động đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt năm 2017 đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh quy mô cấp quốc gia, với tổng vốn đăng ký đạt 6,3 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 638 dự án (29 dự án FDI), với tổng nguồn đầu tư đăng ký 73.727 tỷ đồng và 3.194 triệu USD... Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh; trong 3 năm có trên 7.500 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 6 cả nước. Nhiều dự án sản xuất, hạ tầng lớn đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Nhà máy Xi măng Long Sơn (dây chuyền 1 và 2); Nhà máy Xi măng Công Thanh (dây chuyền 2); Nhà máy Dầu ăn Nghi Sơn; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 217 (giai đoạn I); khu hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân; quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn...

Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên. Giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao liên tục thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, trong 3 năm (2016 - 2018), tỉnh Thanh Hóa đạt 11 huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực (5 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ) ở các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Tin học. Có 207 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 63,9% (mục tiêu đến năm 2020 đạt 70%)... Đặc biệt, sau nhiều quyết tâm chỉ đạo, tỉnh đã xác định được năm 1029 là năm xuất hiện Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo vượt mục tiêu, kế hoạch, trong 2 năm 2016 và 2017 giảm 5,08%, bình quân mỗi năm giảm 2,54%.

Trong thực hiện 5 chương trình trọng tâm và 4 khâu đột phá đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ. Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố; lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao.

Trong hơn 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, theo dự báo, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và có mức tăng trưởng tích cực; trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cơ chế, chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, cùng với đó, nước ta tham gia sâu và ngày càng thực chất hơn vào các hiệp định thương mại tự do - FTA, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Trong bối cảnh đó, tỉnh ta còn có những thuận lợi riêng, đó là: Các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã và đang được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt; Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đi vào hoạt động và có sản phẩm thương mại, một số dự án công nghiệp sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2019 - 2020; kết cấu hạ tầng được đầu tư và ngày càng phát huy hiệu quả; kỷ cương hành chính từng bước đi vào nền nếp, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, tỉnh ta vẫn gặp những khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới còn tiềm ẩn bất ổn, một số nước đang có xu hướng tăng cường bảo hộ thương mại; các hiệp định FTA có hiệu lực, tạo ra nhiều cơ hội nhưng ngược lại các doanh nghiệp trong tỉnh phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; tiến độ thực hiện một số dự án lớn còn chậm; tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến còn khó lường... là những yếu tố tác động bất lợi đến thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá, ước thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đến hết năm 2018 và dự báo tác động của bối cảnh trong nước, quốc tế, triển vọng phát triển trong 2 năm 2019 và 2020, dự kiến kết quả thực hiện 26 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội như sau: Nhóm chỉ tiêu dự báo vượt kế hoạch gồm 8 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu dự báo hoàn thành kế hoạch gồm 15 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu dự báo khó khăn, phải nỗ lực phấn đấu rất cao mới đạt được mục tiêu gồm: (1) Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội; (2) GRDP bình quân đầu người năm 2020; (3) Tỷ lệ đô thị hóa.

Những thách thức đó đang đòi hỏi những nỗ lực, quyết tâm rất cao của các cấp, các ngành, sự đồng thuận cao của toàn xã hội, để xây dựng và thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]