(Baothanhhoa.vn) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”, công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn TP Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29–NQ/TW trên địa bàn thành phố

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”, công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn TP Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Điện Biên 1 (TP Thanh Hóa).

Sau khi tiếp thu Nghị quyết số 29-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng chương trình hành động, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và ngành giáo dục tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học trên địa bàn.

Thành phố đã ban hành Đề án Đổi mới giáo dục và đào tạo TP Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025; Đề án dạy học song ngữ trong các nhà trường trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW đã làm thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.

Việc đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các nhà trường đã chủ động tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với đối tượng, tâm lý, lứa tuổi, chú trọng hoạt động ngoại khóa, nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho học sinh. Đến nay, đối với giáo dục mầm non đã triển khai học 2 buổi/ngày ở 57/57 trường. Toàn thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2014. Bước đầu đã tổ chức cho trẻ 5 tuổi tiếp cận và làm quen với ngoại ngữ, thí điểm dạy học song ngữ tại Trường Mầm non Hoa Mai. Hằng năm tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đạt trên 62%. Đối với bậc tiểu học, thực hiện đổi mới đồng bộ thông qua phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua đổi mới mô hình VNEN, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Năm 2017 – 2018 đã thực hiện thí điểm dạy học song ngữ tại các trường tiểu học: Ba Đình, Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên 1, triển khai chương trình phổ cập bơi cho học sinh. Việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/TT–BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nghiêm túc. Đến nay đã có 37/44 trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (tăng 20 trường so với năm 2013). Đối với bậc THCS, việc đổi mới thể hiện rõ ở nội dung chương trình được thiết kế lồng ghép những nội dung liên quan của một số lĩnh vực, một số môn tạo sự tích hợp. Triển khai việc tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên môn trên website: truonghocketnoi.edu.vn, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được cấp tài khoản để truy cập. Các hoạt động phát triển năng lực học sinh được chú trọng như nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, giải Toán trên máy tính cầm tay, thi Toán tuổi thơ, thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa... đã tác động tích cực đến đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Năm học 2017 – 2018 đã thí điểm dạy học song ngữ tại Trường THCS Trần Mai Ninh.

Hiện tại thành phố có quy mô mạng lưới trường lớp cơ bản đầy đủ. Tính đến tháng 5–2018 trên địa bàn thành phố có 148 trường (125 trường công lập, 23 trường ngoài công lập), tăng 11 trường (chủ yếu là ngoài công lập) so với năm 2013. Có 89/148 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 23 trường so với năm 2013). Trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc gia. Hầu hết các trường có phòng học chức năng, phòng học bộ môn, 100% trường có nhà vệ sinh phù hợp, 100% trường có phòng máy vi tính. 5 năm qua, các tổ chức xã hội, cá nhân đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trường lớp, trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, trang thiết bị, đồ dùng học tập với số tiền trung bình trên 15 tỷ đồng/năm.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ–CP, đến nay đã có 121/121 trường công lập thuộc 3 bậc học được giao một phần quyền tự chủ. Trong 5 năm, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên được rà soát, sắp xếp gắn với vị trí việc làm, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về số lượng, chất lượng giữa các bậc học, giữa các đơn vị, trường học trên địa bàn. Toàn ngành giáo dục thành phố hiện có 3.133 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn chuyên môn, có trình độ lý luận chính trị đạt 97%. Đối với giáo viên có 100% đạt chuẩn chuyên môn, tỷ lệ trên chuẩn đạt cao (giáo viên mầm non đạt 82%, tăng 20% so với năm 2013; tiểu học đạt 96%, tăng 10% so với năm 2013, THCS đạt 85%, tăng 7% so với năm 2013).

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, TP Thanh Hóa đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra: Mạng lưới trường lớp được quy hoạch đảm bảo tính hợp lý về quy mô; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn dạy học; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học được quan tâm đầu tư với quy mô lớn. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh mẽ, tạo được chuyển biến sâu sắc cả về nhận thức và hành động của toàn xã hội. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, xây dựng nhà trường văn hóa được quan tâm chỉ đạo đồng bộ, đạt kết quả tốt. Chất lượng đại trà về văn hóa, hạnh kiểm hàng năm đều tăng; chất lượng học sinh giỏi có chuyển biến tiến bộ. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, toàn xã hội đã chăm lo, quan tâm nhiều hơn đến giáo dục.


Bài và ảnh: Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]