Nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của thương binh Nguyễn Bá Sáu, với mô hình trồng cây ăn quả (xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giảm nghèo nhanh bền vững

(THO) - Với việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác giảm nghèo, nhiều hộ gia đình ở huyện Thường Xuân đã có cơ hội và động lực để ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của thương binh Nguyễn Bá Sáu, với mô hình trồng cây ăn quả (xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân).

Cụ thể hóa Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thường Xuân đã có nghị quyết chuyên đề về “Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Thường Xuân, giai đoạn 2016 – 2020”. Với quyết tâm chính trị cao, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Đồng thời, nhằm tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Thường Xuân đã tìm hướng sản xuất mới cho người dân nông thôn. Bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, huyện đã chủ động triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân. Từ năm 2016 đến nay, thông qua nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135, Nghị quyết 30a, huyện triển khai xây dựng hàng chục mô hình nuôi lợn, bò cái sinh sản, trồng cây ăn quả, ớt xuất khẩu, ngô, khoai tây vụ đông tại các xã trên địa bàn. Chất xúc tác từ các chương trình hỗ trợ sản xuất đã giúp khoảng 4.000 hộ dân trên địa bàn huyện có sinh kế để nâng cao thu nhập. Đáng chú ý ở các xã vùng đặc biệt khó khăn như: Tân Thành, Vạn Xuân, Xuân Lộc, Yên Nhân, Xuân Cao, Bát Mọt, Xuân Thắng, Xuân Lẹ, Xuân Chinh... người dân đã thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung và tạo những sản phẩm đặc trưng của từng vùng, với giá trị kinh tế cao. Điển hình như các mô hình: Trồng cây ăn quả ở Ngọc Phụng, Luận Thành, Xuân Cẩm, Thọ Thanh; sản xuất rau an toàn ở xã Xuân Dương, nuôi lợn rừng lai tại Xuân Lẹ...

Là xã vùng sâu, vùng xa nhưng vài năm trở lại đây kinh tế - xã hội của Yên Nhân đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Diện mạo các bản làng đang thay da, đổi thịt từng ngày nhờ các công trình cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; ngành nghề nông thôn phát triển, giúp cho đời sống người dân địa phương từng bước được nâng lên. Nếu như năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của xã đang còn ở mức cao 38,9%, nay đã giảm xuống còn 20,41%. Ước tính hết năm 2018, trên địa bàn xã chỉ còn 239 hộ nghèo. Để có được con số giảm tỷ lệ hộ nghèo trên, không thể không nói đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và vai trò gương mẫu đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên ở xã Yên Nhân. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của địa phương, đảng ủy xã giao cho ban chỉ đạo giảm nghèo của xã xây dựng chỉ tiêu giảm nghèo và đề ra các giải pháp mang tính thực tế cao để tác động giúp các hộ dân có thể thoát nghèo bền vững. Đồng thời, phân công các đồng chí trong đảng ủy xã, mỗi đồng chí phụ trách một thôn, bản để cùng cấp ủy giúp đỡ các hộ nghèo. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh phát triển sản xuất, bằng việc chuyển đổi diện tích sản xuất cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Theo đó, xã đã chuyển gần 8 ha đất trồng ngô, rau màu hiệu quả kinh tế kém sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Mặt khác, xã đã đấu mối với các đơn vị trong huyện và công ty xuất khẩu lao động uy tín để tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề tại chỗ và tuyển dụng lao động ở địa phương. Hiện nay, toàn xã có 12 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, 268 lao động đi làm việc tại các công ty trong nước và gần 300 lao động được giải quyết việc làm tại chỗ.

Thực tế trong công tác giảm nghèo ở huyện Thường Xuân, hầu hết các xã đều lựa chọn việc phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai để phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp hàng hóa nhằm giải quyết “bài toán” thu nhập, giảm nghèo. Điển hình như xã nông thôn mới Ngọc Phụng. Trong thời gian gần đây, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện một số mô hình trồng ớt xuất khẩu, ngô đông làm thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả và cơ giới hóa đồng bộ trong trồng mía. Nổi bật, cây ớt xuất khẩu ở thôn Xuân Lập, với diện tích 2,5 ha, năm được giá người nông dân có lợi nhuận đạt 90 triệu đồng/ha. Hay tại xã Thọ Thanh, năm 2018, đã mở rộng diện tích cây khoai tây lên khoảng 50 ha, xây dựng vùng thâm canh mía có áp dụng cơ giới hóa đồng bộ khoảng 40 ha và quy hoạch 40 ha vùng đồi thấp để trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi... Nhờ giải quyết tốt bài toán thu nhập cho người dân mà tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thường Xuân giảm nhanh qua các năm. Theo khảo sát, hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 13,84%, giảm 7,62% so với năm 2017.

Bên cạnh vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chìa khóa mang đến hiệu quả của công tác giảm nghèo ở huyện Thường Xuân còn nằm ở việc nhận thức của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc địa phương về đói nghèo đã thay đổi; từ bị động chuyển sang chủ động và không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]