(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 4 năm triển khai, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” đã đi vào cuộc sống và khơi dậy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Như Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả Nghị quyết 09 ở huyện Như Xuân

Sau hơn 4 năm triển khai, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” đã đi vào cuộc sống và khơi dậy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Như Xuân.

Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Như Xuân.

Để công tác giảm nghèo đi vào chiều sâu và thực chất, huyện Như Xuân đã quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, từng cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, huyện đã chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp để phù hợp với tiềm năng, điều kiện thực tiễn của địa phương. Điểm nhấn sinh động chính là huyện Như Xuân đã cụ thể hóa Nghị quyết 09, bằng những chính sách đặc thù. Trong đó, phải kể đến Nghị quyết số 07 về “Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện đến năm 2020”, Nghị quyết số 127 về “Cơ chế và chính sách trồng rừng gỗ lớn đến năm 2020 và từ năm 2020 – năm 2025”, Nghị quyết số 03 về việc “Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp gắn với phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016-2020”.

Xã Xuân Hòa có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh và bền vững, xã đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ năm 2015 đến nay, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi được 107 ha đất đồi dốc trồng mía, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình chị Nguyễn Thị Thịnh, ở Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, chúng tôi mới cảm nhận rõ giá trị của mỗi tấc đất khi có bàn tay lao động. Với bản chất cần cù lao động, cùng sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã Xuân Hòa, chị đã quyết tâm chuyển đổi 4,5 ha đất đồi để trồng cam đường Canh, cam Vinh. Để có đồng vốn “lấy ngắn nuôi dài” chị Thịnh đã đầu tư trồng 200 gốc ổi tứ quý. Hiện nay, vườn ổi đã cho thu hoạch, sau khi trừ chi phí gia đình chị thu lãi khoảng 70 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh trồng cây ăn quả, gia đình chị còn đầu tư trồng 10 ha cây cao su và chăn nuôi gà Đông Tảo. Với nguồn thu nhập từ cây ăn quả, chăn nuôi, cuộc sống của gia đình chị Thịnh đã không còn khó khăn như trước đây.

Tương tự, từ năm 2015 về trước, gia đình anh Nguyễn Gia Mạnh, thôn Quỳ Hợp thuộc diện hộ cận nghèo của xã Hóa Quỳ. Anh Mạnh đã vay vốn ngân hàng để mua 7 con bò giống, trồng 4 ha keo, 5 sào cỏ VA06 và đào ao nuôi cá. Nhờ phát huy được tiềm năng, thế mạnh về đất đai ở địa phương, hiện nay, mỗi năm gia đình anh Mạnh có thu nhập khoảng 80 triệu đồng và đã lên thoát nghèo.

Không chỉ phát huy tiềm năng đất đai, khơi dậy ý chí thoát nghèo của người dân, huyện Như Xuân còn triển khai hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ vậy, trong năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm được 7,7%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 22,2%.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]