(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước. Đây là môi trường thuận lợi để phụ nữ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác cán bộ nữ - chuyển biến từ thực hiện Nghị quyết số 11

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước. Đây là môi trường thuận lợi để phụ nữ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Hội LHPN tỉnh bồi dưỡng công tác nghiệp vụ cho cán bộ hội phụ nữ cơ sở.

Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội các cấp, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và mục tiêu bình đẳng giới là nhiệm vụ quan trọng, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội khảo sát thực trạng trình độ, nhu cầu đào tạo của cán bộ hội; rà soát, đánh giá, tham mưu bổ sung, quy hoạch cán bộ chủ chốt các cấp, đảm bảo mở rộng tính dân chủ, khách quan trong việc giới thiệu nguồn cán bộ nữ có năng lực, trình độ vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; tham gia có hiệu quả vào công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ các cấp; thực hiện lồng ghép các đề án đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác hội cho cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở để tạo nguồn cán bộ nữ, đặc biệt ở cấp cơ sở.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác hội, tổ chức hội các cấp, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi, môi trường để cán bộ, hội viên, phụ nữ phấn đấu, trưởng thành nhanh chóng qua hoạt động. Từ năm 2007 đến 2017, các cấp hội đã giới thiệu 18.755 phụ nữ ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp, nâng tổng số đảng viên nữ lên 62.375/215.960 đảng viên toàn tỉnh (chiếm 28,88%). Cơ cấu, chất lượng đảng viên mới bảo đảm yêu cầu, số đảng viên có trình độ học vấn THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao. Trong quá trình chuẩn bị cho bầu cử cấp ủy (nhiệm kỳ 2015-2020), Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021, Hội LHPN các cấp đã thực hiện tốt trách nhiệm tham mưu, giới thiệu tạo nguồn, bồi dưỡng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nữ ứng cử viên đại biểu quốc hội ĐBQH và HĐND theo Luật Bầu cử; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho 3.278 nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp; phân công cán bộ bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các tổ bầu cử được phân công phụ trách, góp phần vào thành công chung của công tác bầu cử, nâng tỷ lệ nữ ĐBQH khóa XIV đạt 28,75%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 17,89%, cấp huyện đạt 25,88%, cấp xã đạt 23,68%; tỷ lệ nữ ủy viên cấp tỉnh đạt 8,57%, cấp huyện đạt 15,5%, cấp xã đạt 18,66%. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội được quan tâm, đến nay, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, chủ tịch hội LHPN cấp huyện; 98,4% cán bộ chuyên trách cấp huyện; 95,8% chủ tịch hội LHPN cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định. Từ năm 2007 đến 2017 toàn tỉnh đã có 3 cán bộ hội cấp tỉnh, 60 cán bộ hội cấp huyện được điều động, luân chuyển sang cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể khác.

Có thể khẳng định, 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo tập trung, đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội trong thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã có chuyển biến đáng kể cả về nhận thức và hành động thực tiễn. Công tác tuyển dụng, quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, hội, đoàn thể từng bước được quan tâm. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, từng bước được trẻ hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học được nâng lên. Các chị đã có những đóng góp quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý, đồng thời là những cán bộ đại diện và chăm lo cho công tác vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ, góp phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Hầu hết các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên có nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, góp phần từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị của tỉnh.

Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, như: Tỷ lệ cán bộ nữ cơ cấu trong các cấp ủy đảng, HĐND, UBND, tham gia lãnh đạo, quản lý tại các sở, ban, ngành, cán bộ khoa học nữ tuy có tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra; công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ nữ còn nhiều bất cập, nguồn cán bộ nữ còn thiếu; một số địa phương, cơ quan chức năng liên quan và ban thường vụ hội LHPN các cấp chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, tổ chức đảng những chủ trương, giải pháp về công tác cán bộ nữ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nữ.

Để nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 gắn với thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ, có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ nữ. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thỏa đáng để đội ngũ cán bộ, công chức nữ an tâm công tác, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]