(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thọ Xuân có 5 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh gai (xã Thọ Diên), làng nghề bánh lá (xã Xuân Lập), 2 làng nghề nón lá (xã Thọ Lộc) và làng nghề miến gạo (xã Phú Xuân). Các làng nghề này hiện đang tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân địa phương.

Nghề truyền thống góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Huyện Thọ Xuân có 5 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh gai (xã Thọ Diên), làng nghề bánh lá (xã Xuân Lập), 2 làng nghề nón lá (xã Thọ Lộc) và làng nghề miến gạo (xã Phú Xuân). Các làng nghề này hiện đang tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân địa phương.

Nghề truyền thống góp phần nâng cao thu nhập cho người dânNghề miến của hộ gia đình anh Trịnh Đình Huy ở thôn Thọ Phú, xã Phú Xuân tạo việc làm cho nhiều lao động trong thôn.

Những ngày này, đến xã Xuân Lập - địa phương có nghề làm bánh lá răng bừa ngon nổi tiếng, chúng tôi được chứng kiến “người người làm bánh, nhà nhà làm bánh”. Chủ tịch UBND xã Xuân Lập Lê Đình Hải cho biết: Nghề làm bánh lá răng bừa ở Xuân Lập đã có hàng trăm năm tuổi. Trước đây làm bánh chủ yếu phục vụ gia đình, được người dân trong xã làm vào các dịp lễ, tết. Ngày nay, nghề có điều kiện phát triển theo hướng thương mại khi được công nhận làng nghề truyền thống, bánh lá đạt sản phẩm OCOP 3 sao vào tháng 10/2020. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp mã vạch cho bánh lá răng bừa Xuân Lập. Những yếu tố này đang tạo điều kiện để bánh lá Xuân Lập phát triển và vươn xa hơn. Hiện bánh lá Xuân Lập đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và có khoảng hơn 200 hộ tham gia làm nghề. Những hộ này đều có thu nhập ổn định, nhiều hộ có cuộc sống khấm khá. Ngoài ra, nghề làm bánh lá còn tạo việc làm thường xuyên cho 270 lao động và nhiều lao động thời vụ, với mức thu nhập dao động từ 2 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Là một trong những hộ tham gia làm bánh lá răng bừa trên địa bàn xã, chị Mai Thị Tú, chủ cơ sở bánh lá răng bừa Tú Chữ cho biết: Bánh lá đã trở thành nghề giúp cuộc sống gia đình tôi khấm khá hơn. Đặc biệt, từ khi bánh lá răng bừa của xã được công nhận sản phẩm OCOP, lượng bánh của gia đình được tiêu thụ nhiều hơn, dao động từ 2.000 - 2.500 chiếc/ngày, tăng gấp đôi so với trước, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động, với thu nhập 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày.

Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống, đặc biệt khi miến gạo xã Phú Xuân đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản xuất miến gạo ở đây càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là vào thời điểm cận tết như hiện nay. Chủ tịch UBND xã Phú Xuân Vũ Đình Nam cho biết: Hiện trên địa bàn xã có gần 60 hộ tham gia làm nghề miến, tập trung ở thôn Phú Cường và Thọ Phú. Thời điểm này các hộ làm miến đang tăng công suất để phục vụ thị trường tết, đảm bảo mỗi hộ cung ứng ra thị trường từ 2 - 4 tạ miến/ngày, tăng từ 5 - 10% so với ngày bình thường. Cũng theo ông Nam, nghề miến phát triển đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương, với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Cơ sở sản xuất miến gạo của gia đình anh Trịnh Đình Huy ở thôn Thọ Phú hiện tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức thu nhập dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày. Anh Huy cho biết: Gia đình tôi nhiều đời làm miến, bản thân tôi theo nghề hơn 30 năm nay. Trước đây, việc sản xuất và tiêu thụ miến chỉ đạt trên dưới 1 tạ /ngày. Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống và sản phẩm miến của gia đình được công nhận là sản phẩm OCOP vào năm 2022, việc sản xuất, tiêu thụ đã được nâng lên rất nhiều. Hiện tại, cơ sở sản xuất từ 3 - 4 tấn miến/ngày. Ngoài giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, thời gian cao điểm như hiện nay còn thuê thêm 4 lao động thời vụ, với ngày công được trả 30.000 đồng/giờ. Theo anh Huy, từ khi phát triển nghề miến đã đem lại thu nhập cho gia đình khoảng 200 triệu đồng/năm.

Nói về hiệu quả của các làng nghề truyền thống trên địa bàn, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thọ Xuân Lê Đình Hảo cho biết: Các làng nghề sau khi được công nhận đều phát huy hiệu quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương, với mức thu nhập dao động từ 3 - 7 triệu đồng/người/tháng...

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]