(Baothanhhoa.vn) - Với phương châm tránh hình thức hóa, đi sâu vào hiệu quả thực tế, những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người lao động (NLĐ) đã được Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của NLĐ và doanh nghiệp, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp

Với phương châm tránh hình thức hóa, đi sâu vào hiệu quả thực tế, những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người lao động (NLĐ) đã được Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của NLĐ và doanh nghiệp, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệpCông đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tuyên truyền pháp luật cho người lao động.

Tại KCN Lễ Môn, TP Thanh Hóa vào thời điểm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không khí lao động, sản xuất của các nhà máy, công ty ở đây đã sôi nổi trở lại. Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn KKTNS và các KCN, cho biết: Công tác tuyên truyền, PBGDPL có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của NLĐ. Vì vậy, những năm qua công đoàn KKTNS và các KCN đã đưa ra nhiều giải pháp và đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho NLĐ.

Công đoàn KKTNS và các KCN đang trực tiếp quản lý 84 công đoàn cơ sở với hơn 78.000 lao động, trong đó có hơn 75.000 người là đoàn viên. Hằng năm, bám sát chức năng, nhiệm vụ, công đoàn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL cho công nhân, lao động, trong đó tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp. Ngoài ra, công đoàn còn chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền Luật BHXH, BHYT, BHTN, Bộ luật Lao động sửa đổi, các nghị định liên quan cho hơn 62.000 lượt người nghe/năm. Tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền cho công nhân, lao động tại các khu nhà trọ; ký kết quy chế phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật, an ninh trật tự; ra mắt mô hình “Tổ an ninh công nhân” tại KCN Lễ Môn, KCN Hoàng Long bước đầu hoạt động hiệu quả. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên ngoài tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật, công đoàn còn đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức, như: Treo băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền qua facebook, zalo... Qua đó, nhận thức pháp luật của NLĐ, người sử dụng lao động được nâng lên rõ rệt.

Được biết, trong những năm qua công tác tuyên truyền, PBGDPL cho NLĐ trong các doanh nghiệp được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh xem là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, được thực hiện thường xuyên như một giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Vì vậy, hằng năm Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Nội dung tuyên truyền pháp luật được lựa chọn phù hợp, có liên quan trực tiếp đến NLĐ, như: Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy Thanh Hóa và của tổ chức công đoàn; hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ đối với lao động nữ, điều kiện, môi trường làm việc, hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cũng như quyền và nghĩa vụ của NLĐ khi là đoàn viên công đoàn... Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng thông qua các hội nghị, hội thi, tư vấn pháp luật, tuyên truyền lưu động, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang website, trên facebook, zalo Công đoàn Thanh Hóa. Đặc biệt, các công đoàn cơ sở đã đổi mới tuyên truyền pháp luật theo hướng cung cấp những nội dung cơ bản, sát sườn về chính sách đối với NLĐ, sau đó tập trung giải đáp những thắc mắc của NLĐ.

Bên cạnh sự nỗ lực của các tổ chức công đoàn, các cơ quan chức năng cũng tích cực vào cuộc, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Ban Quản lý KKTNS, Liên đoàn Lao động tỉnh tập trung tuyên truyền cho NLĐ các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của NLĐ, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động bằng nhiều hình thức, như: tuyên truyền, vận động 23.025 công nhân, viên chức, NLĐ tham gia cuộc thi tìm hiểu trực tuyến Bộ luật Lao động sửa đổi; biên soạn và phát hành 20.649 tờ rơi, tờ gấp về một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến NLĐ; 320 cuốn tài liệu kỹ năng PBGDPL cho NLĐ; đăng tải 160 tin, bài trên trang thông tin điện tử... Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tổ chức tuyên truyền pháp luật cho NLĐ thông qua sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hệ thống truyền thanh của doanh nghiệp...

Có thể nói, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp công đoàn nói riêng và các ban, ngành, địa phương, đơn vị nói chung, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho NLĐ trong các doanh nghiệp đã được chú trọng thực hiện, góp phần đưa pháp luật đi vào cuộc sống, giúp công nhân, lao động nắm được các chế độ, chính sách, quyền, nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động. Người sử dụng lao động nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần hạn chế việc tranh chấp lao động, từng bước cải thiện mối quan hệ giữa NLĐ và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Mặt khác, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]