(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Quan Sơn không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động và thu được những kết quả nhất định. Nhiều mô hình được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, như: mỗi nhà một vườn rau; cứng hóa mặt nền nhà; bê tông đường giao thông nông thôn; thắp sáng đường quê; đưa gia súc ra khỏi khu dân cư; nhà sạch, vườn đẹp; hàng rào xanh; đường hoa thay thế cỏ dại... đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Quan Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

MTTQ và các đoàn thể huyện Quan Sơn với mô hình “Mỗi năm một chuyên đề, mỗi tháng một sản phẩm”

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Quan Sơn không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động và thu được những kết quả nhất định. Nhiều mô hình được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, như: mỗi nhà một vườn rau; cứng hóa mặt nền nhà; bê tông đường giao thông nông thôn; thắp sáng đường quê; đưa gia súc ra khỏi khu dân cư; nhà sạch, vườn đẹp; hàng rào xanh; đường hoa thay thế cỏ dại... đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Quan Sơn.

MTTQ và các đoàn thể huyện Quan Sơn với mô hình “Mỗi năm một chuyên đề, mỗi tháng một sản phẩm”

Bà con Nhân dân đang sinh sống tại khu Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh là nơi có nguy cơ cao về sạt lở đất đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Quan Sơn vận động để di dời đến nơi an toàn.

Tuy nhiên, một số nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể không còn phù hợp, thiếu tính cụ thể, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong tình hình mới. Vì lẽ đó, sáng kiến mô hình “Mỗi năm một chuyên đề, mỗi tháng một sản phẩm”, theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức, tránh hành chính hóa trong hoạt động, không theo lối mòn, rập khuôn, đồng thời phải phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm của địa phương, cơ sở, đã ra đời. Theo đó, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, mỗi năm MTTQ lựa chọn một phong trào theo hướng chuyên đề cụ thể, mỗi tháng phải có một sản phẩm của chuyên đề đã chọn, tạo ra thành quả, đem đến sự hưởng lợi thiết thực của hội viên, đoàn viên và của cộng đồng. Trong giai đoạn 2021-2025, MTTQ lựa chọn 5 chuyên đề, được khởi động từ năm 2021; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai theo chuyên đề hằng năm và kế hoạch sản phẩm tháng trên cơ sở mục tiêu chuyên đề đã lựa chọn, như: Chuyên đề “Phát động phong trào toàn dân hưởng ứng tham gia xây dựng quỹ tiết kiệm hộ gia đình và quỹ tài chính phát triển cộng đồng theo Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 12-5-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện”, MTTQ và đoàn thể các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia tích cực, hưởng ứng theo phương châm “Tích góp tiền để xây dựng tổ ấm, tiết kiệm tiền để phát triển tương lai”; các cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu, xung kích, đi đầu để hưởng ứng, tuyên truyền, vận động và mở sổ tiết kiệm hằng năm. Nội dung và hình thức tuyên truyền gắn với việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua, sáng tạo trong lao động sản xuất, đặc biệt là sáng tạo trong lựa chọn cách thức làm kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, khuyến khích làm giàu chính đáng, mở sổ tiết kiệm gia đình một cách thiết thực, hiệu quả.

Hay như chuyên đề “Vận động Nhân dân di dời nhà cửa theo chương trình quy hoạch, sắp xếp dân cư tập trung, an toàn phòng tránh thiên tai giai đoạn 2021-2025”. Hiện nay, toàn huyện có 823 hộ sinh sống ở khu vực có nguy cơ mất an toàn cao, vị trí thường xuyên xảy ra thiên tai, trong đó có 231 hộ có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, 544 hộ có nguy cơ sạt lở đất, 48 hộ ven sông suối có nguy cơ phải di dời khi có lũ. Do đó, việc sắp xếp ổn định dân cư an toàn cho các hộ có nguy cơ cao trong vùng thiên tai, ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng cấp thiết. Để thực hiện hiệu quả MTTQ và các đoàn thể đã thành lập các tổ công tác phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đánh giá và thống kê các hộ gia đình ảnh hưởng, trên cơ sở xác định các vùng, các khu vực, các điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá lăn, ngập úng cục bộ và các nguyên nhân khác, cũng như dự báo phạm vi, mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Huy động nhân lực trợ giúp từ cộng đồng; hỗ trợ nguyên, vật liệu tại chỗ; hỗ trợ tài chính từ ngân sách và huy động tài trợ từ nguồn vốn hợp pháp khác và nguồn lực của các hộ gia đình di dời.

Đối với chuyên đề xóa bỏ một số hủ tục trong việc cưới, việc tang, liên hoan, chúc mừng, làm vía... trong đồng bào các dân tộc huyện Quan Sơn: MTTQ chủ trì cùng các đoàn thể phát huy vai trò của các dòng họ, gia đình, tiếng nói của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động Nhân dân tích cực đấu tranh xóa bỏ một số hủ tục trong việc cưới, việc tang, liên hoan, chúc mừng, làm vía; đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào, xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với các nội dung của phong trào xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa; bản, xã kiểu mẫu. Hướng dẫn đồng loạt các thôn, bản bổ sung tiêu chí thực hiện đẩy lùi tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới vào hương ước, quy ước để thực hiện trong cộng đồng.

Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xóa bỏ hoàn toàn nhà ở tranh tre, nứa lá, nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Quan Sơn vào năm 2025”, MTTQ và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã chủ trì, phát động phong trào chung tay hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo hiện đang ở nhà dột nát, hư hỏng, tạm bợ trên địa bàn dưới nhiều hình thức như: góp công, góp sức, huy động các nguồn lực hỗ trợ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng kết hợp kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để có thêm nguồn lực tổ chức thực hiện xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, MTTQ huyện Quan Sơn đã xây dựng chuyên đề “Xây dựng mô hình “Cầu nối - Đối thoại” trong hoạt động giám sát phản biện xã hội” nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân về tầm quan trọng của hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, chú trọng phát huy dân chủ theo phương châm “gần dân, sát dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân”; “Nghe dân nói, nói dân làm, làm dân tin”. Đối thoại trên tinh thần thẳng thắn, cầu thị, xây dựng, trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu và giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc của Nhân dân ngay từ cơ sở, phát huy được sức mạnh nội lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Trên cơ sở nội dung mỗi chuyên đề, MTTQ huyện và các đoàn thể huyện Quan Sơn lựa chọn một số mô hình điểm, tổ chức cho các xã, thị trấn tham quan, học tập mô hình, sau đó triển khai thực hiện rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện. Phân công cán bộ phụ trách cơ sở, thành lập tổ giám sát để đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả các chuyên đề đang triển khai thực hiện ở cơ sở, định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác triển khai “sản phẩm” đã lựa chọn, đồng thời xây dựng kế hoạch lựa chọn triển khai “sản phẩm” của tháng tiếp theo. Hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện chuyên đề, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyên đề đã lựa chọn.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]