(Baothanhhoa.vn) - Gia đình chị Lê Thị Ngọc đang xây dựng nhà ở tại đường Trần Phú, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa). Để có mặt bằng xây dựng nhà mới, gia đình chị đã phải thuê máy móc đến phá dỡ ngôi nhà cũ và chuyên chở các loại phế thải xây dựng. Trọn gói cho dịch vụ này, gia đình chị phải chi phí gần 20 triệu đồng, trong đó thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ về nơi tập kết mất khoảng 5 triệu đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý nghiêm hành vi đổ trộm phế thải xây dựng

Gia đình chị Lê Thị Ngọc đang xây dựng nhà ở tại đường Trần Phú, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa). Để có mặt bằng xây dựng nhà mới, gia đình chị đã phải thuê máy móc đến phá dỡ ngôi nhà cũ và chuyên chở các loại phế thải xây dựng. Trọn gói cho dịch vụ này, gia đình chị phải chi phí gần 20 triệu đồng, trong đó thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ về nơi tập kết mất khoảng 5 triệu đồng.

Xử lý nghiêm hành vi đổ trộm phế thải xây dựng

Phế thải xây dựng đổ trên trục đường Ỷ Lan kéo dài đến phố Tân Lập, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa).

Hiện nay, khi kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà và các công trình liên quan đến nhà ở dân sinh ngày càng nhiều, không chỉ ở các khu đô thị mới mà ngay cả ở những khu dân cư cũ. Xây dựng nhiều, các loại phế thải xây dựng trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình cũng vì thế mà gia tăng. Điều đáng nói, có những gia đình không muốn bỏ tiền cho những chi phí này hoặc những cá nhân, đơn vị vận chuyển phế thải “ngại” đến bãi tập kết theo quy định nên xảy ra tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng ở những bãi đất trống, bờ sông, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, bụi bặm và mất mỹ quan đô thị.

Trục đường Ỷ Lan kéo dài đến phố Tân Lập, phường Đông Thọ thuộc địa phận Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa vốn là địa điểm “lý tưởng” của những chiếc xe “đổ trộm” phế thải xây dựng. Bởi ở cung đường này, có hành lang rộng rãi của tuyến đường sắt chạy qua, cũng như không có dân cư sinh sống phía đối diện mà chỉ là các cơ sở sản xuất của các công ty, doanh nghiệp. Mặc dù ngay ở cung đường này có đặt băng zôn màu đỏ: “Khu vực cấm đổ rác, người nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật”. Thế nhưng, ngay dưới dòng chữ ấy, rác thải, chủ yếu là phế thải xây dựng vẫn ngổn ngang. Ông Hà Văn Toán, bảo vệ của một cơ sở sản xuất gỗ ở gần đó cho biết: Các loại rác thải, đất thải, phế thải xây dựng ở đây đủ cả do các đối tượng đổ trộm vào buổi chiều muộn hoặc tối, thậm chí có người còn ngang nhiên đổ vào ban ngày. Có những thời điểm phế thải xây dựng tràn ra tới nửa con đường nhựa, khiến người dân đi qua đây khá bức xúc. Vừa rồi, lực lượng chức năng phải cho máy móc đến san gạt, dọn dẹp bớt cho sạch sẽ nhưng bên rìa đường, hay ở hành lang phía trong vẫn còn lởm chởm các đống rác và phế thải xây dựng. Vừa nói, ông Toán vừa chỉ về phía vỉa hè bên cạnh cơ sở sản xuất gỗ: Ngay cả phía vỉa hè này, chúng tôi phải dọn dẹp đất, rác thải rồi trồng rau lên phía trên cho người ta đỡ đổ trộm phế thải xây dựng vào.

Hành vi đổ phế thải xây dựng cũng diễn ra ở dọc bờ sông Bến Ngự đoạn qua phường Trường Thi. Ở đây có những điểm đổ phế thải xây dựng mà chất cao thành đống ngay phía bờ đối diện đường Lò Chum. Điều đáng nói, đống phế thải ấy cứ lấn dần vào lòng sông, mỗi khi gặp trận mưa to là các loại đất, đá, gạch vụn chảy xuống lòng sông, gây cản trở dòng chảy... Có lẽ cũng vì những loại phế thải đó mà sông Bến Ngự bây giờ bị ách tắc, nước sông ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân hai bên bờ sông, nhất là trong mùa nắng nóng.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016, hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg. Trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg: phạt tiền 5 triệu - 10 triệu đồng. Từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg: phạt tiền từ 10 triệu - 15 triệu đồng. Từ 100.000 kg trở lên: phạt tiền từ 200 triệu - 250 triệu đồng...

Mức xử phạt đối với hành vi đổ trộm phế thải xây dựng đã được quy định khá rõ ràng nhưng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe đối với nhiều người dân. Nhiều địa phương khi nhắc đến tình trạng này thì đều nêu khó khăn, đó là lực lượng mỏng, địa bàn rộng, các đối tượng chủ yếu đổ trộm phế thải xây dựng vào ban đêm, tại các khu ít dân cư, hành vi đổ trộm lại diễn ra nhanh nên khó bắt quả tang hành vi vi phạm để xử lý...

Trước tình trạng trên, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ gia đình, cá nhân khi cải tạo, xây mới công trình có phương án xử lý, vận chuyển phế thải đến đúng nơi quy định. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, thông báo đến các khu dân cư, tạo sự răn đe đối với nhiều người nói chung, từ đó lan tỏa ý thức, trách nhiệm và vai trò giám sát của mỗi người trong công tác bảo vệ môi trường, tránh tình trạng đổ phế thải xây dựng bừa bãi như hiện nay.

Bài và ảnh: Minh Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]