(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, trên địa bàn một số huyện miền núi xuất hiện tình trạng chặt cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng; việc mua bán, vận chuyển các loài phong lan tự nhiên từ nước bạn Lào qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu vào nội địa tiêu thụ có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tình trạng quảng cáo, bày bán các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên diễn ra công khai ở một số địa bàn thị trấn, thị tứ, khu du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và TP Thanh Hóa, nhưng chưa được cơ quan Kiểm lâm và chính quyền cấp huyện, cấp xã quản lý, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan

Thời gian gần đây, trên địa bàn một số huyện miền núi xuất hiện tình trạng chặt cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng; việc mua bán, vận chuyển các loài phong lan tự nhiên từ nước bạn Lào qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu vào nội địa tiêu thụ có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tình trạng quảng cáo, bày bán các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên diễn ra công khai ở một số địa bàn thị trấn, thị tứ, khu du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và TP Thanh Hóa, nhưng chưa được cơ quan Kiểm lâm và chính quyền cấp huyện, cấp xã quản lý, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan

Ảnh minh họa.

Nhằm tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng vi phạm, UBND tỉnh đã có Văn bản số 6365/UBND-NN về việc tăng cường quản lý, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng tự nhiên lấy phong lan; mua bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài phòng lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Cụ thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả các chỉ thị, kế hoạch, các quy định của Luật lâm nghiệp năm 2017,... về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Thực hiện nhất quán, thống nhất chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, chính quyền cơ sở, lực lượng dân quân tự vệ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến chủ rừng, cộng đồng dân cư về việc bảo vệ cây rừng tự nhiên nói chung và các loài phong lan rừng nói riêng; kiên quyết không chặt hạ cây rừng để lấy phong lan, không tiếp tay cho đối tượng thuê, mướn, thu mua các loài phong lan rừng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các Trạm Kiểm lâm, Trạm Bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các khu vực còn giàu tài nguyên rừng có nguy cơ bị chặt phá cây rừng lấy phong lan để quản lý chặt chẽ ngay tại gốc, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bày, bán các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng trên các đường phố, khu du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan... Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các đồn biên phòng biên giới, hải quan cửa khẩu, quản lý thị trường, dân quân tự vệ, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến, phương tiện vận chuyển từ rừng ra; các trục đường giao thông liên xã, liên huyện, liên tỉnh; các tuyến đường, đường mòn, lối mở khu vực biên giới với nước bạn Lào để kịp thời phát hiện đối tượng, phương tiện vận chuyển các loài lan rừng trái phép, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, loài thuộc đối tượng ưu tiên bảo vệ (trọng tâm là loài phong lan có nguồn gốc từ rừng) chấp hành nghiêm túc trình tự, thủ tục đăng ký theo đúng quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; ký cam kết với chủ cơ sở không tiếp tay, thu mua hoặc buôn bán thương mại đối với các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên và lập hồ sơ xử lý nghiêm đối với cơ sở vi phạm.

Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm lâm để xử lý nghiêm các đối tượng, trường hợp vi phạm đến mức phải xem xét xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng biên giới tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khu vực biên giới, phát hiện và ngăn chặn kịp thời đối tượng chặt phá cây rừng tự nhiên trên địa bàn được giao quản lý; kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển các loài phong lan hoang dã qua khu vực biên giới.

Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, lực lượng kiểm lâm kiểm soát chặt chẽ đối tượng, phương tiện vận chuyển mẫu vật các loài phong lan tự nhiên trên các tuyến đường, qua các cửa khẩu và tại các tuyến đường, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ; phát hiện và lập hồ sơ xử lý nghiêm đối tượng vi phạm. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra khai thác trái phép cây rừng tự nhiên lấy phong lan; không kịp thời ngăn chặn, kiểm tra, xử lý việc mua bán, vận chuyển cây lan rừng trái phép; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]