(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng. Phong trào đã thu hút nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia. Và cũng từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay để góp phần đẩy lùi nạn “ô nhiễm trắng”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Nói không với rác thải nhựa” - nhìn từ những cách làm

Thời gian qua, phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng. Phong trào đã thu hút nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia. Và cũng từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay để góp phần đẩy lùi nạn “ô nhiễm trắng”.

“Nói không với rác thải nhựa” - nhìn từ những cách làm

Sáng tạo của chị Mai góp phần làm giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.

Biến dây đai thành làn nhựa

Cách đây 4 năm, chị Lưu Thị Mai ở phố 5, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi đưa ra ý tưởng mới lạ. Đó là lấy dây đai (dây nhựa buộc hàng hóa) đã bị bỏ đi trong Khu Công nghiệp Lễ Môn, để đan thành những chiếc làn nhựa. Ý tưởng này hình thành khi gia đình mua chiếc xe công nông, để hằng ngày vào khu công nghiệp chở phế thải ra bãi rác. Nhìn những chiếc dây đai đầy màu sắc, chị Mai đã gom chúng lại mang về nhà. “Lúc đầu, tôi thấy tiếc vì những dây đai rất đẹp mà lại bị vứt. Hơn nữa, nếu đốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến môi trường nên tôi đã tận dụng đan thành những chiếc giỏ, chiếc làn. Tôi nghĩ, những chiếc làn của tôi sẽ thân thiện với môi trường hơn”. Chị Mai chia sẻ.

Khi bắt đầu tiếp cận với công việc, chị Mai đan những chiếc giỏ nhỏ cho gia đình để đựng hành, tỏi, cau trầu. Sau đó chị đan những chiếc giỏ, chiếc làn có kích thước lớn hơn, vì chị nghĩ đến những nữ công nhân hàng ngày vẫn mang túi nilon để đựng đồ ăn. Chồng chị, anh Hoàng Văn Thêm, cứ chiều chiều lại mang vài chục chiếc làn ra khu công nghiệp để bán, với giá từ 30 đến 40 nghìn đồng/chiếc. Những sản phẩm của chị Mai ngày càng chiếm được nhiều cảm tình của công nhân trong khu công nghiệp, khi họ không chỉ dùng làn nhựa chị Mai đan để đựng đồ ăn, mà còn dùng để đi chợ sau mỗi giờ tan ca. Nhiều tiểu thương trong chợ ở khu vực Quảng Hưng, Quảng Thành cũng đã tìm đến những sản phẩm của chị Mai để mua với số lượng lớn. Trung bình mỗi tháng chị Mai bán khoảng 250 chiếc làn nhựa. Chị Lê Thị Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Quảng Hưng cho biết: Những chiếc làn nhựa của chị Mai đã có hiệu ứng tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon. Chúng tôi cũng đã phát thí điểm sản phẩm này đến một số hội viên tại các khu phố và rất được chị em hưởng ứng.

Những việc làm thiết thực của chị Mai đã và đang góp phần tích cực vào trong phong trào “Nói không với rác thải nhựa”. Một mô hình cần được sự quan tâm để tạo chuyển biến sâu hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

“Một giờ vàng cho không gian xanh”

Tháng 3-2019, Huyện đoàn Hà Trung đã triển khai mô hình “Một giờ vàng cho không gian xanh”. Đây là mô hình tái chế những vật liệu từ nhựa, để trồng cây xanh trang trí tại các trường học, công sở, gia đình. Sau 1 năm phát động, mô hình đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ xây dựng mô hình điểm ở xã Hà Lâm (nay là Yến Sơn), đến nay mô hình đã được nhân rộng tại 20 xã và 41 đơn vị, trường học trên địa bàn huyện. Trong đó, nhiều trường học đã thu gom được khối lượng lớn rác thải nhựa để trồng hoa, cây cảnh như Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tiểu học Hà Bình... Bà Vũ Thị Hồng Quế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Bình, cho biết: Liên đội nhà trường đã tổ chức thực hiện phong trào hết sức nghiêm túc. Từ những ống nhựa, lon nước, hộp sữa, các chi đội sẽ tạo thành những hình khối để trồng cây xanh. Chúng tôi cũng chấm theo chi đội và có xếp loại, để vừa khuấy động phong trào, vừa nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Nhà trường cũng có những hình thức như đổi cây xanh lấy rác thải nhựa. Điều này sẽ tạo cho học sinh ý thức trong việc thu gom rác thải nhựa.

Từ hiệu quả của mô hình, tháng 5-2019, Huyện đoàn Hà Trung đã được chọn làm điểm của tỉnh để triển khai mô hình “Thiết kế đồ chơi từ vật liệu tái chế”. Mô hình đã được triển khai tại 20 xã, thị trấn cùng 50 liên đội của các nhà trường. Chia sẻ của anh Tống Duy Tân, Phó Bí thư Huyện đoàn Hà Trung: Đây là mô hình ứng dụng cho trẻ em, đồng thời có tính chất tuyên truyền trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa. Rất mừng khi các đơn vị, trường học nhiệt tình vào cuộc và có những kết quả bước đầu.

Trên đây chỉ là 2 trong số những cách làm từ “Nói không với rác thải nhựa”. Hy vọng những mô hình này sẽ ngày càng được nhân rộng, để góp phần khắc phục “ô nhiễm trắng”.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]