(Baothanhhoa.vn) - Vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ÔNMT ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, làng nghề, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp... làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn

Vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ÔNMT ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, làng nghề, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp... làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn

Chợ nông thôn cũng là nơi thải ra các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do ý thức người dân chưa cao, mọi người đều mặc nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ đâu có thể. Điều đáng báo động đó là một số người dân coi việc giữ gìn vệ sinh môi trường (VSMT) không phải là việc của cá nhân mà là của xã hội. Mặt khác, đa phần người dân không tự phân loại được rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ tiên tiến chưa thực hiện được (chủ yếu là chôn lấp, chiếm gần 90%, 10% còn lại là đốt). Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được các địa phương quan tâm, thực hiện. Hoạt động thu gom rác thải vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, chỉ có các đô thị lớn và thị trấn tại các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa... là tỷ lệ thu gom đạt 100%, còn tại các xã, đặc biệt là xã vùng sâu, vùng xa mới chỉ tiến hành thu, gom rác thải ở một số khu vực tập trung đông dân cư và tần suất thu, gom rác thải mới chỉ đạt khoảng 6-8 lần/tháng. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí chi cho hoạt động thu, gom rác thải chủ yếu được lấy từ nguồn thu phí vệ sinh từ các hộ gia đình và nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT)...

Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt, các chợ nông thôn cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, gây nên những gánh nặng cho công tác BVMT, đó là chưa kể lượng rác thải trong chăn nuôi. Do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu truyền thống “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra rãnh nước đường làng. Nếu gặp trời mưa, nước thải lênh láng, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Không những thế, đây còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Điều này vừa có hại cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, xử lý rác thải nông thôn; cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, ngày 18-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; ngày 15-9-2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 135/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết 05. Bên cạnh đó, ngành tài nguyên và môi trường cũng đã đưa ra các giải pháp như, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong giữ gìn VSMT nông thôn. Mỗi làng xóm có thể chọn một ngày nhất định trong tuần hoặc trong tháng làm ngày tổng vệ sinh chung. Mỗi hộ gia đình nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác, bỏ đúng nơi quy định. Phân và nước thải trong chăn nuôi cần được xử lý bằng cách xây hầm biogas, ủ phân bằng các loại chế phẩm sinh học trước khi sử dụng, không thải trực tiếp phân và nước thải ra môi trường. Về lâu dài, các hộ cần đăng ký sản xuất trong các khu chăn nuôi tập trung, đưa các trang trại ra ngoài đồng theo quy hoạch; xây dựng và sử dụng loại nhà tiêu hai ngăn, hay nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh. Trong sản xuất nông nghiệp, cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý. Tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây trồng. Về phía chính quyền địa phương cần quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng để giải quyết vấn đề VSMT nông thôn như làm rãnh thoát nước trong khu dân cư; xây dựng nơi xử lý và chứa rác thải thuận tiện cho người dân; xây dựng các khu chăn nuôi tập trung đúng tiêu chuẩn; quy hoạch để dần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động dịch vụ VSMT trong nông thôn.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]