Nhiều năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên đất nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai

Nhiều năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên đất nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai

Ảnh minh họa.

Căn cứ quy định của Luật Đất đai năm 2013 cũng như ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, hằng năm, Thanh tra Sở TN&MT đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc đầu tư thực hiện dự án, sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kết luận của các đoàn kiểm tra. Qua kết quả thanh tra, từ năm 2014 đến nay, Sở TN&MT đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi gần 30 khu đất thuê, được giao của các đơn vị như Công ty TNHH Hưng Phong (TP Sầm Sơn); Công ty TNHH Gia Phát, Công ty CP Tập đoàn Sóng Thần (thị xã Bỉm Sơn); Công ty TNHH MTV Ô tô Vinaxuki Thanh Hóa (Hậu Lộc); Công ty CP Thiện Xuân - Lam Sơn (Ngọc Lặc); Công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển dự án Hà Nội (Như Thanh)... Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi đất của 14 đơn vị, gồm: 9.484 m2 đất của Công ty TNHH Hưng Phong thuê tại phường Bắc Sơn (TP Sầm Sơn); 7.000 m2 đất của Công ty TNHH Gia Phát tại phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn); 28.468,4 m2 của Công ty CP Tập đoàn Sóng Thần (thị xã Bỉm Sơn); 40.429,1 m2 của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Tĩnh Gia)... Bên cạnh đó, công tác thẩm định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng được tăng cường thực hiện. Tính riêng trong năm 2018, ngành chức năng đã thẩm định trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích 1.393,4 ha đất để thực hiện 227 dự án; tham gia ý kiến về thẩm định nhu cầu sử dụng đất, chấp thuận chủ trương đầu tư 707 hồ sơ. Tại các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giao 115,815 ha đất cho 10.055 hộ gia đình, cá nhân; cho 75 hộ gia đình, cá nhân thuê 59,69 ha đất thực hiện các dự án.

Cũng trong năm 2018, theo ủy quyền của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã cấp 313 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức với diện tích trên 2.846 ha, nâng tổng số giấy đã cấp lên 12.949 giấy, đạt tỷ lệ 94,69% với hơn 182.985 ha. Từ sự chỉ đạo sát sao của Sở TN&MT cũng như sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, tại các huyện, thị xã, thành phố đã cấp 41.184 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích hơn 7.000 ha, nâng tổng số giấy đã cấp lần đầu trong toàn tỉnh lên hơn 2,3 triệu giấy, đạt tỷ lệ 97,64%. Cùng với việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, Sở TN&MT đã phối hợp với đơn vị liên quan hoàn thành thẩm định phương án sử dụng đất của 7/8 công ty nông, lâm nghiệp và đã có 3 đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt, gồm: Công ty TNHH MTV Bò sữa Thanh Hóa, Công ty CP Mía đường Nông Cống và Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng khoa học và công nghệ thực phẩm Yên Mỹ.

Nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dự án đường ven biển, các dự án thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc các huyện Quảng Xương, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa... công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo nhiệm vụ được giao đã bám sát cơ sở tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về xác định nguồn gốc đất đai, tham mưu giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ tái định cư... Theo thống kê, trong năm 2018, ngành chức năng, chính quyền các địa phương đã thực hiện giải phóng mặt bằng được trên 3.718 ha, đạt 82,56% diện tích cần giải phóng mặt bằng. Về nhiệm vụ quản lý, khai thác quỹ đất, thời gian qua Sở TN&MT, ngành chức năng cũng đặc biệt quan tâm thực hiện. Trong năm 2018, toàn tỉnh thực hiện đấu giá 472 dự án, tổng tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá 3.618 tỷ đồng. Cùng với đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tập trung đôn đốc việc nộp tiền sử dụng đất, thu nộp ngân sách Nhà nước 306 tỷ đồng... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, như: Công tác lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm, chất lượng chưa cao; việc đăng ký đất đai, cập nhật hồ sơ địa chính tại cấp huyện, xã chưa được thực hiện thường xuyên; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh còn chậm. Đến nay, còn 119 xã chưa thực hiện đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính tọa độ VN2000. Công tác giải phóng mặt bằng mặc dù được đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, bám sát cơ sở, song tiến độ giải phóng mặt bằng một số dự án đầu tư quy mô lớn còn chậm...

Có thể thấy, đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, tài sản quan trọng và là điều kiện sống của người dân. Để quản lý, sử dụng đất hiệu quả, tạo giá trị bền vững cho xã hội, ngoài việc bảo vệ quỹ đất, cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa bảo đảm được lợi ích trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Điều này cũng đòi hỏi, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng và các cấp ủy đảng, chính quyền, mỗi tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]