(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu khảo sát hoạt động các công trình cấp nước tập trung của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 490 công trình cấp nước tập trung. Trong đó, có 462 công trình cấp nước tập trung tự chảy và 28 công trình cấp nước bằng động lực. Đối với các công trình cấp nước bằng động lực, có 8 công trình do Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa quản lý, vận hành; 7 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành; 10 công trình do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và 3 công trình do UBND xã, HTX quản lý. Đối với các công trình cấp nước tập trung tự chảy, hiện có 368 công trình đang hoạt động, 94 công trình không hoạt động đang gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Theo số liệu khảo sát hoạt động các công trình cấp nước tập trung của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 490 công trình cấp nước tập trung. Trong đó, có 462 công trình cấp nước tập trung tự chảy và 28 công trình cấp nước bằng động lực. Đối với các công trình cấp nước bằng động lực, có 8 công trình do Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa quản lý, vận hành; 7 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành; 10 công trình do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và 3 công trình do UBND xã, HTX quản lý. Đối với các công trình cấp nước tập trung tự chảy, hiện có 368 công trình đang hoạt động, 94 công trình không hoạt động đang gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại bản Cò Cài, xã Trung Lý (Mường Lát) đã bị hư hỏng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại bản Oi, xã Quang Hiến (Lang Chánh) được xây dựng vào năm 2012, bằng nguồn vốn của Chương trình 134, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình này sau khi đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho toàn bộ các hộ dân ở bản Oi. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng đi vào khai thác, sử dụng thì tất cả các bể nước của công trình đều bị trơ đáy. Do không có nguồn nước, nên nhiều năm nay công trình bị bỏ hoang. Điều đáng nói, không chỉ có các bể nước trơ đáy mà nước đầu nguồn của công trình cũng luôn trong tình trạng cạn kiệt. Người dân tại đây cho biết, do công trình cấp nước sinh hoạt tập trung không có khả năng cấp nước, nên các hộ dân trong bản phải đóng góp kinh phí để mua đường ống tự dẫn nước mó về sử dụng.

Không chỉ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở bản Oi mà còn nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại nhiều bản, làng khác trên địa bàn huyện Lang Chánh cũng đang trong tình trạng tương tự. Theo kết quả khảo sát của Chi cục Thủy lợi, trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện có 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng từ các nguồn vốn của Chương trình 134, 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên, có tới 15 công trình hiện đã hư hỏng, bỏ hoang, số còn lại đa phần cũng chưa đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân theo đúng khảo sát, thiết kế ban đầu. Được biết, nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở huyện Lang Chánh không phát huy hiệu quả là do trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, các dự án cấp nước sinh hoạt tập trung chưa bảo đảm chất lượng, không sát với điều kiện thực tế, nên khi đưa vào sử dụng không phát huy được hiệu quả. Hơn nữa, trong quá trình đưa vào sử dụng, do ý thức giữ gìn tài sản công cộng của người dân còn hạn chế, khiến các công trình nhanh chóng xuống cấp, trong khi nguồn vốn sử dụng cho việc sửa chữa, tu bổ các công trình gần như không có, nên việc sửa chữa tạm bợ, khiến nhiều công trình ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, không thể sử dụng đành bị bỏ hoang.

Trên địa bàn huyện Mường Lát có 68 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, song hiện có 60 công trình đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nay. Tất cả các công trình này đều hoạt động theo phương thức cấp nước tự chảy và được giao cho trưởng thôn, bản quản lý theo chế độ kiêm nhiệm. Tuy nhiên, là huyện miền núi, nhiều bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, lại thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nên nhiều công trình đường ống, bể trữ nước, hệ thống cấp nước bị hư hỏng, nhanh xuống cấp, trong khi nguồn kinh phí dành cho việc tu sửa các công trình cấp nước sinh hoạt gần như không có, nên các công trình hoạt động thiếu bền vững.

Qua đánh giá hiện trạng, tình hình quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh của Chi cục Thủy lợi, cho thấy, các công trình cấp nước bằng động lực do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, các doanh nghiệp quản lý, khai thác cơ bản đều có chất lượng xử lý và trữ lượng nước bảo đảm theo quy chuẩn Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước này đạt cao. Còn một số công trình cấp nước do UBND xã, HTX quản lý, vận hành hiện nay hoạt động kém hiệu quả, do việc nhận thức về vai trò của nước hợp vệ sinh đối với sức khỏe và đời sống chưa cao, nhiều nơi người dân do không muốn chi phí vào việc sử dụng nước nên còn duy trì thói quen sử dụng nguồn nước truyền thống mà chưa chuyển sang sử dụng nước từ các công trình cấp nước, hoặc có sử dụng song rất hạn chế về số lượng. Với các công trình cấp nước tập trung tự chảy thì chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi có quy mô cấp thôn, bản, được giao cho UBND các xã quản lý và được UBND xã giao cho tổ quản lý vận hành trong thôn, nên hiệu quả hoạt động không cao.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, Chi cục Thủy lợi phân tích, sở dĩ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, phương thức tự chảy không phát huy hiệu quả là do các công trình này được giao cho UBND xã quản lý và được UBND xã giao cho trưởng bản hoặc trưởng thôn quản lý, vận hành. Trong quá trình quản lý, vận hành, lực lượng này chỉ được tập huấn quản lý, vận hành, không được đào tạo bài bản, nên không có chuyên môn, hơn nữa làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt động không cao. Đối với các công trình được xây lắp ở các địa phương khu vực miền núi, do địa hình phức tạp, thường xuyên bị tác động bởi thiên tai, công tác vận hành chưa tốt, nên nhanh bị xuống cấp, hư hỏng, trong khi đa phần các công trình chưa có cơ chế thu tiền dịch vụ, không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, nên không được sửa chữa kịp thời, dẫn đến phải ngừng hoạt động.

Để phát huy hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhất là các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy ở khu vực miền núi, Chi cục Thủy lợi đề nghị các địa phương cần chuyển đổi mô hình hoạt động thông qua việc xác định giá trị còn lại của các công trình để hoàn thiện thủ tục kêu gọi doanh nghiệp tham gia đấu thầu quản lý, vận hành. Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa. Đối với các địa phương thuộc khu vực miền núi, cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ công trình và huy động nhân dân góp sức duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời khi công trình vừa mới bị hư hỏng. Cùng với đó, tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của các dự án, tổ chức tài trợ để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước cho người dân.

Bố trí nguồn vốn đầu tư, sửa chữa các công trình còn khó khăn

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Trên địa bàn huyện Quan Sơn hiện có 86 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, các công trình này được xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134, 135 và nguồn tài trợ của một số tổ chức phi chính phủ. Các công trình cấp nước tập trung đã và đang góp phần giải quyết vấn đề khó khăn về nguồn nước cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, do các công trình được giao cho thôn, bản quản lý, không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nên nhiều công trình bị xuống cấp. Hiện đã có 14 công trình ngừng hoạt động, các công trình còn lại tuy đang hoạt động, song hiệu quả không cao.

Để phát huy hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn, huyện Quan Sơn đã và đang tích cực huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình để thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng các công trình ngừng hoạt động và đang bị xuống cấp. Tuy nhiên, do nguồn vốn của các chương trình hạn chế, nên việc huy động, bố trí nguồn vốn cho việc đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung gặp nhiều khó khăn.

Nguyễn Văn Bình

Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh là nguồn vốn. Do thiếu nguồn vốn, khiến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hư hỏng, xuống cấp tại các địa phương không được sửa chữa kịp thời, nên phải ngừng hoạt động. Vì vậy, để phát triển lĩnh vực nước sạch nông thôn, phát huy hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, Chi cục Thủy lợi sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tham gia đấu thầu quản lý, vận hành các công trình cấp nước động lực. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa.

Đối với các công trình cấp nước tự chảy, chi cục sẽ đề nghị các cấp bộ, ngành Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư để xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình tại các vùng khó khăn về nguồn nước, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Đồng thời, kêu gọi nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư cho lĩnh vực cấp nước hợp vệ sinh, nước sạch cho khu vực nông thôn, miền núi.

Nguyễn Thị Anh Nga

Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa

Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ các công trình

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Nhờ nguồn vốn của các chương trình giảm nghèo bền vững, những năm qua, xã Trung Sơn (Quan Hóa) được đầu tư xây dựng 6 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, các công trình này được UBND xã giao cho các trưởng bản quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một số người dân không có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ, khiến các công trình nhanh chóng xuống cấp.

Để các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phát huy hiệu quả, bền vững, đối với những hư hỏng nhỏ, UBND xã đã kêu gọi các hộ dân đóng góp kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo đảm công trình được vận hành thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân. Về lâu dài, UBND xã sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ của người dân trong quá trình sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các trưởng bản nâng cao trách nhiệm quản lý công trình.

Phạm Văn Diện

Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa

Quan tâm sửa chữa kịp thời các công trình xuống cấp, hư hỏng

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

Công trình cấp nước sinh hoạt tại bản Cò Cài, xã Trung Lý (Mường Lát) được đầu tư xây dựng từ năm 2010. Những năm đầu đưa vào vận hành, sử dụng, công trình cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong bản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, do là công trình công cộng, nhiều người dân không có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, nên bị xuống cấp nghiêm trọng, song nhiều năm liền không được bảo dưỡng, sửa chữa, nên hiện đang ngừng hoạt động do đường ống dẫn nước bị vỡ, vòi nước bị han rỉ, hỏng ren, bể nước bị nứt.

Vì vậy, để công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phát huy hiệu quả, bền vững, đề nghị các sở, ngành, đơn vị, địa phương cần quan tâm, đầu tư kinh phí sửa chữa kịp thời.

Hà Thị Hòn

(bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát)

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]