(Baothanhhoa.vn) - Trong nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Thường Xuân luôn tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường (TN&MT), coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Trong nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Thường Xuân luôn tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường (TN&MT), coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Huyện Thường Xuân tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Hệ thống xử lý nước thải của HTX Sơn Lâm (Ngọc Phụng) chuyên sản xuất đũa ăn, giấy vàng mã được đầu tư đồng bộ bảo đảm tiêu chí về môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

Để công tác bảo vệ TN&MT đạt hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ TN&MT tới các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng phương án bảo vệ TN&MT phù hợp với tình hình ở mỗi địa phương. Từ năm 2009 huyện đã hoàn thành công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính ở 17 xã, thị trấn, trong đó thị trấn Thường Xuân được đo đạc theo tỷ lệ 1/1.000, 16 xã còn lại được đo đạc theo tỷ lệ 1/2.000 với tổng diện tích đo đạc trên 8.647 ha. Bên cạnh đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các xã tiếp tục được thực hiện. Tính đến hết năm 2018 công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã, thị trấn đã hoàn thành 96%. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), ngoài việc bám sát văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở TN&MT, huyện chủ động xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BVMT tới các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt, huyện phối hợp với Sở TN&MT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Ngày Môi trường thế giới (5-6)”; “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Cùng với đó, việc quản lý môi trường đối với các cơ sở chế biến lâm sản, doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn đã được huyện quan tâm, chú trọng. Trên địa bàn huyện Thường Xuân hiện có 16 đơn vị tham gia hoạt động khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản. Mặc dù các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đã chú trọng đến công tác BVMT, thực hiện việc đăng ký cam kết BVMT, đánh giá tác động môi trường... đồng thời, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ra môi trường, song, công tác kiểm tra việc chấp hành BVMT và lấy mẫu phân tích, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trườngđối với các cơ sở này luôn được các ngành chức năng phối hợp tiến hành thường xuyên. Qua đó, phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở gây ô nhiễm, góp phần hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường.

Cùng với những việc làm trên, huyện đã và đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy nội lực, tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn môi trường; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ TN&MT trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, như đội ngũ làm công tác quản lý về TN&MT từ huyện đến cơ sở còn thiếu và yếu; một số tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về BVMT, chưa tích cực tham gia các hoạt động BVMT. Đặc biệt, trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, việc kiểm tra, giám sát thời gian khai thác, vận chuyển, xác định khoáng sản khai thác thực tế tại các điểm mỏ chưa hiệu quả; tại khu vực sông Chu thuộc địa phận xã Xuân Cao có chiều dài sông khoảng 2km nhưng có tới 4 đơn vị được cấp phép thăm dò và khai thác cát gây khó khăn cho công tác quản lý và khai thác; công tác phối hợp giữa các ngành, chính quyền địa phương trong và ngoài huyện chưa chặt chẽ, đồng bộ nên thường xảy ra việc khai thác cát trái phép ở các khu vực giáp ranh (xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân và xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân)... Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân về công tác BVMT; tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường cho cán bộ địa chính cấp xã; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác, vận chuyển kinh doanh khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát ở các xã Xuân Dương, Thọ Thanh và Xuân Cao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực TN&MT thuộc thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài Và Ảnh: Phong Sắc

Từ khóa: Môi trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]