(Baothanhhoa.vn) - Là một ngành đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, như: Đất đai, khoáng sản... vì vậy, trong nhiều năm qua, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) luôn tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiều giải pháp không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

Là một ngành đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, như: Đất đai, khoáng sản... vì vậy, trong nhiều năm qua, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) luôn tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiều giải pháp không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT).

Góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

Người dân xã Minh Lộc (Hậu Lộc) tham gia dọn vệ sinh môi trường đê biển trên địa bàn xã.

Bên cạnh công tác tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương, kế hoạch hành động BVMT, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường cho mỗi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp được Sở TN&MT coi trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục. Tính riêng trong năm 2018, các phòng chức năng của sở đã tổ chức 4 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về TN&MT, 5 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin ngành TN&MT cho gần 2.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức phòng TN&MT, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, chủ tịch UBND, công chức địa chính cấp xã trên địa bàn tỉnh; tổ chức 19 lớp tập huấn hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm cho hơn 2.400 lượt cán bộ, công chức nằm trong ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, ngành đẩy mạnh hướng dẫn tổ chức tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...

Trong lĩnh vực đất đai, Sở TN&MT đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân. Theo ủy quyền của UBND tỉnh, trong năm 2018, Sở TN&MT đã cấp 313 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức với diện tích trên 2.846 ha, nâng tổng số giấy đã cấp lên 12.949 giấy, đạt tỷ lệ 94,69% với hơn 182.985 ha. Từ sự chỉ đạo sát sao của Sở TN&MT cũng như sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, tại các huyện, thị xã, thành phố đã cấp 41.184 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích hơn 7.000 ha, nâng tổng số giấy đã cấp lần đầu trong toàn tỉnh lên hơn 2,3 triệu giấy, đạt tỷ lệ 97,64%. Đối với hoạt động khoáng sản, đây được xem là lĩnh vực nhạy cảm, vì vậy, ngành đặc biệt quan tâm và đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, hoạt động kinh doanh, lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông. Hằng năm, ngoài hoạt động tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản... công tác thanh, kiểm tra được phòng chức năng của sở phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện. Từ đầu năm 2018 đến nay, ngành đã tổ chức kiểm tra 24 mỏ cát, 61 bãi tập kết cát, 52 mỏ đá và kiểm tra đột xuất 18 đợt theo thông tin phản ánh của người dân và các cơ quan báo chí tại các địa bàn như huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định... Qua kiểm tra đã ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, kiểm điểm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Cùng với các lĩnh vực trên, công tác BVMT tiếp tục được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp về BVMT từng bước được nâng lên; tình hình ô nhiễm dần được kiểm soát. Qua thống kê của Sở TN&MT, hiện nay, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 75%...

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ TN&MT trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm, chất lượng chưa cao; hoạt động khai thác cát trái phép có lúc, có nơi vẫn còn diễn ra. Trên địa bàn một số huyện, như Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Thanh... vẫn còn xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc hạ thấp độ cao vườn đồi, xử lý sạt lở để khai thác đất san lấp trái phép, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân; vấn đề ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư chưa được giải quyết triệt để; tình trạng xả nước thải của các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra môi trường vẫn còn diễn ra... Theo đánh giá của Sở TN&MT, nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số cán bộ, công chức chuyên môn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao; đội ngũ cán bộ TN&MT ở cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; ý thức chấp hành pháp luật về TN&MT của một số doanh nghiệp và một bộ phận người dân còn hạn chế... Từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về TN&MT, trong thời gian tới, ngành TN&MT xác định, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về TN&MT. Tích cực tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai; bám sát cơ sở, chỉ đạo phòng TN&MT cấp huyện nâng cao vai trò, trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp huyện tăng cường kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên và BVMT trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]