(Baothanhhoa.vn) - Với tính chất “lấy rừng nuôi rừng”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi tr­ường rừng (DVMTR). Đây là nguồn lực quan trọng để ngành lâm nghiệp nói chung, tỉnh ta nói riêng thực hiện chủ tr­­ương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính sách chi trả dịch vụ môi tr­ường rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Với tính chất “lấy rừng nuôi rừng”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi tr­ường rừng (DVMTR). Đây là nguồn lực quan trọng để ngành lâm nghiệp nói chung, tỉnh ta nói riêng thực hiện chủ tr­­ương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Theo cách hiểu đơn giản, rừng có vai trò điều tiết nguồn nước, hấp thụ khí CO2, tạo ra môi trường cảnh quan đẹp... do đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân hư­ởng lợi từ DVMTR như­ thủy điện, nư­ớc sạch, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, nước dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc các nhà máy phát thải khí CO2,... phải trả phí DVMTR.

Tính đến quý II-2018, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tham gia cung ứng DVMTR là 343.304 ha. Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR với tổng mức thu từ năm 2013 đến nay đạt hơn 46,238 tỷ đồng. Nguồn thu này đã dùng để chi trả cho các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng,... góp phần ổn định đời sống ng­ười làm nghề rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.


Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]