(Baothanhhoa.vn) - Nước dưới đất (hay nước ngầm) vốn là nguồn tài nguyên quý giá mà con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trước những nguy cơ, “tín hiệu” về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm thì công tác bảo vệ nguồn nước ngầm ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ nguồn nước ngầm cho tương lai

Nước dưới đất (hay nước ngầm) vốn là nguồn tài nguyên quý giá mà con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trước những nguy cơ, “tín hiệu” về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm thì công tác bảo vệ nguồn nước ngầm ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững.

Bảo vệ nguồn nước ngầm cho tương lai

Sử dụng nước tiết kiệm là cách hiệu quả để bảo vệ nguồn nước ngầm. Trong ảnh: Vườn cây ăn quả ở xã Thành Vân (Thạch Thành) được lắp đặt hệ thống tưới phun mưa.

Thời điểm đầu năm 2019, cuộc sống của hơn 900 hộ dân ở xã Yên Thọ (Yên Định) bị đảo lộn do thiếu nước sinh hoạt, nhiều giếng nước (gồm cả giếng đào và giếng khoan) trên địa bàn trong tình trạng ô nhiễm hoặc cạn trơ đáy. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước tại giếng khai thác của các hộ dân ban đầu chủ yếu xuất hiện ở khu vực ven sông Mã (phía ngoại đê), sau đó lan ra khu vực phía trong đê... Để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân đã bỏ nhiều chi phí thuê thợ khoan giếng sâu hơn để tìm nguồn nước nhưng do nước ngầm cạn kiệt nên giếng khoan chỗ có, chỗ không, nước bơm lên có mùi tanh, nổi váng. Khi lấy nước đó pha trà thì nước chuyển sang màu đỏ rồi đen sậm. Theo người dân địa phương, cùng thời điểm mùa khô vào các năm 2016, 2017, khi mực nước sông Mã xuống thấp cũng xuất hiện tình trạng cạn kiệt nguồn nước cục bộ ở xã Yên Thọ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước tại các giếng khai thác nước trên địa bàn xã Yên Thọ được ngành chức năng xác định (tại Báo cáo số 1450/STNMT-TNKS ngày 22-3-2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường) là do: Mực nước sông Mã đoạn chảy qua địa bàn xã Yên Thọ xuống thấp (do yếu tố thời tiết; vận hành, tích nước tại các hồ chứa của thủy điện; hoạt động hút cát); bờ kè bằng bê tông dọc bờ sông Mã đoạn qua xã Yên Thọ dài 700m có thể làm hạn chế lượng nước xâm nhập vào các giếng; tập quán của nhân dân xã Yên Thọ chủ yếu khai thác, sử dụng nước giếng khoan, giếng đào ở độ sâu trung bình 10-11m, nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng là nước mưa thấm ngấm vào mạch nước sông chảy ngầm. Do nguồn cung cấp nước cho tầng chứa nước bị ảnh hưởng, trong khi số lượng giếng khai thác ngày một tăng dẫn đến tình trạng sụt giảm, cạn kiệt nguồn nước tại các giếng khai thác của nhân dân...

Xã Hoằng Châu là một xã vùng triều ở phía Đông Nam của huyện Hoằng Hóa. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong xã đều là nước ngầm bằng hình thức giếng khơi hoặc giếng khoan. Do đặc điểm về vị trí địa lý, giáp cửa sông Mã, nên ở đây, nhiều giếng khơi, giếng khoan của các hộ dân bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng. Nước bơm lên từ giếng có mùi tanh, nổi váng vàng. Để có thể sử dụng tắm, giặt được, hầu như hộ nào cũng phải đầu tư xây dựng bể lọc nước thô sơ bằng cát, đá, sỏi. Song, chất lượng nước không bảo đảm, khó uống, nên đa phần người dân chỉ sử dụng để tắm giặt. Nhiều hộ gia đình phải xây dựng bể chứa nước mưa hoặc mua nước đóng bình về để nấu ăn...

Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Thực tế đã chứng minh, thời gian qua thời tiết cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng có nhiều diễn biến bất thường. Tại Thanh Hóa, năm 2019, tình hình thiếu nước sinh hoạt xảy ra với hơn 900 hộ dân ở xã Yên Thọ (Yên Định) do mực nước sông Mã hạ thấp làm nguồn nước giếng của các hộ bị cạn và nhiễm bẩn; hơn 1.500 hộ thuộc các xã Yên Khương, Tam Văn (Lang Chánh), xã Thiên Phủ (Quan Hóa) do nguồn nước suối cạn kiệt.

Báo cáo số 43/BC-UBND ngày 25-3-2019 về công tác bảo vệ môi trường năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa cũng đánh giá: Qua kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm ở một số khu vực cho thấy, phần lớn các thông số quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép, đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, một số khu vực đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hàm lượng COD vượt giới hạn cho phép từ 1,16 - 1,84 lần khi so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT; NH4+ vượt giới hạn cho phép từ 1,96 - 7,86 lần. Độ cứng vượt giới hạn cho phép từ 1,16 – 1,84 lần khi so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Đặc biệt, khu vực làng nghề tơ tằm Thiệu Đô, hàm lượng Amoni có giá trị cao nhất và vượt giới hạn cho phép trong cả 2 đợt quan trắc lần lượt là 6,44 và 7,86 lần. Nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng nước ngầm là do đặc điểm địa chất của từng vùng. Hơn nữa, do điều kiện vệ sinh môi trường kém, chuồng trại chăn nuôi bố trí chưa hợp lý, chưa có công trình xử lý chất thải triệt để. Một phần, còn do nhân dân khai thác nước ngầm bừa bãi, cùng với công tác xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, nước thải từ các cơ sở sản xuất chưa triệt để nên nước thải ngấm dần theo thời gian vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm.

Bảo vệ nguồn nước ngầm, kiểm soát, ngăn ngừa các yếu tố bất lợi đến chất lượng nguồn nước ngầm là nhiệm vụ quan trọng. Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật đã có những quy định cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đáng chú ý, quy định về bảo vệ nước ngầm trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước ngầm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư 75/2017/TT-BTNMT ngày 29-12-2017. Trong đó, nguyên tắc được đưa ra đó là: Bảo vệ nước dưới đất lấy phòng ngừa làm chính, chú trọng việc bảo vệ nguồn nước dưới đất tại các khu vực bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, các khu vực cấp nước sinh hoạt, khu vực đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, khu dân cư tập trung, các vùng khan hiếm nước, các khu vực nước dưới đất có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các khu vực có nguy cơ bị sụt, lún đất. Bảo vệ nước dưới đất phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất; gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên... Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26-12-2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã trình Chủ tịch UBND tỉnh đề cương chi tiết thực hiện nhiệm vụ “Lập danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” theo quy định tại nghị định trên...

Bảo vệ nguồn nước ngầm không chỉ là những quy định của hệ thống pháp luật mà cần phải trở thành thói quen, ý thức của mỗi người dân bằng cách sử dụng tiết kiệm nước, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng – đó là cách góp phần bảo vệ sự sống cho tương lai.

Minh Hiền


Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]