(Baothanhhoa.vn) - Với lợi thế là một xã ven biển của huyện Hậu Lộc, xã Ngư Lộc có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng kinh tế biển, trong đó có lĩnh vực chế biến hải sản. Tuy nhiên, chính quyền địa phương nơi đây cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi tìm hướng giải quyết vấn đề môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ môi trường – nhìn từ các cơ sở chế biến hải sản xã Ngư Lộc

Với lợi thế là một xã ven biển của huyện Hậu Lộc, xã Ngư Lộc có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng kinh tế biển, trong đó có lĩnh vực chế biến hải sản. Tuy nhiên, chính quyền địa phương nơi đây cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi tìm hướng giải quyết vấn đề môi trường.

Bảo vệ môi trường – nhìn từ các cơ sở chế biến hải sản xã Ngư Lộc

Sơ chế hải sản tại hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc.

Có mặt tại gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, ở thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, chúng tôi chứng kiến cảnh vài người lao động đang bóc tôm tươi, đóng gói đem tiêu thụ. Tại đây, mặt hàng gì cũng có: Tôm nõn, mực ống, tôm tít, tôm he, ghẹ... Nguồn nguyên liệu phong phú nên mỗi năm gia đình chị thu mua, chế biến được khoảng 10 tấn hải sản các loại. Các sản phẩm hải sản tươi ngon, không dùng chất bảo quản. Vì thế mà sản phẩm có uy tín, chất lượng, làm ra đến đâu bán hết đến đó. Với kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề, gia đình chị luôn chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng không thể giải quyết một cách triệt để vấn đề này. Những phế phẩm từ hải sản thải ra đều được các công ty trên địa bàn thu mua về, sấy khô, nghiền làm bột thức ăn cho gia súc, gia cầm. Còn nước thải vẫn xả ra cống tiêu thoát nước tự chảy ngấm vào lòng đất...

Tại hộ gia đình chị Nguyễn Thị Vụ, ở thôn Thắng Tây lại có rất nhiều hải sản khô đóng gói, như: Moi, cá, mực, tôm các loại... Gia đình chị cũng làm nghề thu mua, sơ chế hải sản được mười mấy năm rồi. Mặc dù các sản phẩm đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vỏ tôm bán cho đại lý mua về sấy nghiền thành bột cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng nước thải, mùi hôi tanh vẫn còn ảnh hưởng phần nào tới môi trường xung quanh.

Trên địa bàn xã Ngư Lộc hiện có hơn 50 cơ sở kinh doanh và hộ chế biến hải sản. Các sản phẩm chủ yếu là hải sản khô, đông lạnh, nước mắm, mắm tôm... Mỗi năm, các cơ sở kinh doanh, hộ chế biến hải sản thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo điều kiện cho hàng trăm lao động địa phương có việc làm, thu nhập ổn định. Có thể kể tới một số cơ sở kinh doanh, sản xuất, sơ chế hải sản đang hoạt động có hiệu quả, như: Hộ gia đình chị Đặng Lý Phả (thôn Thắng Tây) chuyên sơ chế tôm nõn, quy mô xuất bán 7 tấn/năm; Công ty Phương Oanh (thôn Thành Lập) sơ chế biến hải sản với quy mô 100 tấn/năm; hộ gia đình chị Bùi Minh Phương (thôn Thành Lập) sơ chế biến hải sản quy mô 8,5 tấn/năm; hộ gia đình chị Nguyễn Thị Nhung (thôn Thắng Phúc) chế biến mắm tôm quy mô 6,5 tấn/năm; hộ gia đình anh Nguyễn Văn Huân (thôn Chiến Thắng) sơ chế biến chả cá quy mô 4,5 tấn/năm... Thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường, hàng năm, các cơ sở kinh doanh, hộ chế biến hải sản này đều ký cam kết bảo vệ môi trường với xã, huyện. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày khu vực kinh doanh chế biến và sau khi sơ chế, chế biến, xây dựng hệ thống hố ga, bể lắng, rãnh thoát nước trước khi cho nước thải ra nơi công cộng...

Mặc dù là ngành nghề lợi thế của địa phương, tuy nhiên, thời gian qua, lĩnh vực chế biến hải sản vẫn gặp không ít khó khăn: Hầu hết các cơ sở kinh doanh, hộ chế biến hải sản có quy mô nhỏ lẻ; phương thức chế biến thủ công; thiếu đất nên các cơ sở không thể mở rộng quy mô sản xuất; hệ thống xử lý nước thải, các trang thiết bị, bảo hộ lao động chưa đảm bảo; phế phẩm, rác thải từ chế biến hải sản xả thải ra môi trường chưa được xử lý triệt để, vẫn còn mùi hôi tanh...

Trước những khó khăn trên, để giảm thiểu tác động của các cơ sở kinh doanh chế biến hải sản đến môi trường, xã Ngư Lộc đã thực hiện Quyết định số 77-QĐ/UBND, ngày 13-1-2017 của UBND huyện Hậu Lộc về việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn. Từ năm 2016 đến nay, UBND xã thường xuyên phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức 7 hội nghị ở 7 thôn, với trên 1.000 người tham dự, đặc biệt có sự tham gia của các hộ kinh doanh, sơ chế, chế biến hải sản. Nội dung là tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường. Từ năm 2017 đến nay, UBND xã cũng đã tổ chức 4 lần hội nghị, 2 lớp tập huấn về sơ chế, chế biến hải sản. Triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho đại diện các cơ sở chế biến hải sản, 25 hộ chế biến hải sản nhỏ lẻ trong các cụm dân cư.

Ông Nguyễn Hải Năm, quyền Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, cho biết: Để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến hải sản, UBND xã phân công ban giao thông - môi trường, cùng cán bộ chuyên môn phối hợp với lãnh đạo các thôn thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở các hộ kinh doanh, chế biến hải sản đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp cố tình làm ảnh hưởng đến môi trường. Hàng tháng, xã tổ chức tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn, nhất là tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh chế biến hải sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Bài và ảnh: Ngọc Anh


Bài Và Ảnh: Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]