(Baothanhhoa.vn) - Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn của Chính phủ không chỉ tiếp sức cho các em đến trường, mà còn giúp nhiều hộ gia đình nghèo vơi bớt nỗi lo về kinh tế khi nuôi con ăn học.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn của Chính phủ không chỉ tiếp sức cho các em đến trường, mà còn giúp nhiều hộ gia đình nghèo vơi bớt nỗi lo về kinh tế khi nuôi con ăn học.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Tam Lư, xã Tam Lư (Quan Sơn) trong buổi tập thể dục giữa giờ.

Hai anh em Hà Văn Khánh và Hà Văn Khoa, ở bản Tình, đều là học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Tam Lư, xã Tam Lư (Quan Sơn). Khánh học lớp 8A, còn Khoa học lớp 6B, để đến trường học chữ như các bạn cùng trang lứa, hai anh em phải vượt qua hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố mất sớm vì tai nạn giao thông, mẹ đi làm ăn xa nên Khánh và Khoa phải sống với ông ngoại. Những tưởng việc đến lớp “tìm con chữ” của Khánh và Khoa có nguy cơ phải bỏ giữa chừng nhưng thật may, chính sách hỗ trợ gạo, tiền ăn của Chính phủ, cùng sự động viên kịp thời của thầy cô, hai anh em đã tiếp tục giấc mơ đến trường. Theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18-7-2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, năm học vừa qua, mỗi tháng Khánh và Khoa được hỗ trợ 15 kg gạo, tiền ăn, bằng 40% mức lương cơ sở. Đây là khoản kinh phí giúp hai anh em Khánh và Khoa trang trải cho việc học của mình, bớt đi gánh nặng lên đôi vai mẹ và ông ngoại. Thầy Nguyễn Ngọc Huynh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Tam Lư, cho biết: “Năm học 2017-2018, toàn trường có 89 học sinh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Nhờ có chính sách này, các em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập, tránh được nguy cơ phải bỏ học giữa chừng”. Cùng với học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Tam Lư, năm học 2017-2018, huyện Quan Sơn có 2.149 học sinh được hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền nhà ở. Trong đó, có 1.971 học sinh được hỗ trợ tiền nhà, vì các em ở xa trường.

Năm học 2017-2018, trên địa bàn tỉnh có 7.200 học sinh đang học tại 55 trường THPT, THCS và THPT công lập là người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền nhà theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có 6.511 học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà và 689 học sinh được hỗ trợ tiền ăn. Ngay từ đầu mỗi học kỳ, các địa phương đã triển khai hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền nhà đầy đủ đến mỗi học sinh theo quy định. Cụ thể, mỗi học sinh được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; hỗ trợ tiền nhà ở, đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; hỗ trợ gạo, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm/học sinh.

Nguồn hỗ trợ của Chính phủ đã giúp những bước chân tới trường của học trò dân tộc thiểu số nghèo, vùng đặc biệt khó khăn vững vàng hơn. Đáng nói hơn, từ khi có chính sách hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền nhà, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các huyện miền núi cao như Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân giảm đáng kể, chất lượng giáo dục được nâng lên. Đồng thời, khắc phục tình trạng thầy, cô giáo vừa lo dạy, vừa lo đến nhà vận động các em đến trường.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]