(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã Thạch Tượng (Thạch Thành) đã có nhiều giải pháp giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Thạch Tượng

Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã Thạch Tượng (Thạch Thành) đã có nhiều giải pháp giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

Mô hình trồng cây có múi của gia đình ông Hoàng Ngọc Ba ở thôn Tân lập cho hiệu quả kinh tế cao.

Đến thăm trang trại trồng cây ăn quả của ông Hoàng Ngọc Ba, ở thôn Tân Lập, được biết: Gia đình ông hiện có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, những năm trước đây gia đình chủ yếu trồng mía, sắn và ngô, nhưng do không chủ động được nguồn nước nên hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020” của huyện Thạch Thành, nhận thấy cây cam ngọt, bưởi Diễn, bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và trang trại nhà mình, năm 2017 gia đình ông quyết định chuyển đổi 0,5 ha đất trồng mía sang trồng cây ăn quả gồm cam, bưởi Diễn. Hiện nay, diện tích cây ăn quả đang phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Ngoài ra, ở chân đồi cao, gia đình ông trồng thêm cây keo tai tượng. Tận dụng dưới tán vườn, chăn nuôi thêm 4 con bò, hàng trăm con gà ri, chục tổ ong mật... trừ chi phí, mỗi năm cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Quách Trọng Huần, Chủ tịch UBND xã Thạch Tượng, cho biết: Xã có 885 hộ, 3.670 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường. Những năm qua xã đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, từ sự quan tâm đầu tư của các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Nhà nước, nhiều hộ gia đình trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Tiềm năng về đất rừng, chăn nuôi được tập trung khai thác hiệu quả, giải quyết việc làm và cải thiện cuộc sống cho đồng bào. Hiện nay, xã có 560 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa trên 100 ha, ngô 50 ha, mía 250 ha, còn lại là diện tích cây màu khác. Để cây trồng mang lại hiệu quả cao, xã đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện chuyển giao khoa học - kỹ thuật gieo mạ, cấy các giống lúa lai, ngô lai, bón phân viên nén dúi sâu cho bà con nên năng suất lúa bình quân cả năm đạt 48 tạ/ha, ngô đạt 38 tạ/ha. Bên cạnh đó, xã vận động người dân chuyển đổi một số diện tích đất màu bãi, đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng 10 ha cây có múi, 10 ha cây bí xanh, dưa hấu. Vận động bà con khai hoang những diện tích đất dốc để trồng sắn, đậu tương và rau màu các loại phục vụ đời sống. Cùng với đó, kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là mũi nhọn để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Hiện xã có 1.700 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 1.300 ha rừng phòng hộ, 400 ha giao cho người dân trồng rừng sản xuất, chủ yếu là cây keo cho giá trị 60 triệu đồng/ha. Việc giao rừng cho các hộ dân bảo vệ đã hạn chế tối đa việc phá rừng, cháy rừng. Chăn nuôi cũng đang là hướng đi được người dân quan tâm đầu tư. Tổng đàn gia súc toàn xã hiện có 900 con trâu, bò, 2.100 con dê, trên 18.000 con gia cầm, trên 200 đàn ong mật. Hiện nay, xã đang quy hoạch giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp làm trang trại chăn nuôi lợn quy mô 19.000 con, với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng...

Đến nay, đời sống người dân từng bước được nâng lên, thu nhập đầu người đạt 18,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33,18%. Phấn đấu hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 23,18%.


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]