(Baothanhhoa.vn) - Xác định việc giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, UBND huyện Như Thanh đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động giảm nghèo cho cả giai đoạn 5 năm và hằng năm. Huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) bền vững, kiện toàn ban chỉ đạo, phân công các thành viên chỉ đạo cơ sở; chỉ đạo khối MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội rà soát, nắm bắt cụ thể hội viên, từ đó có những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ về kiến thức, vốn để các hội ...

Công tác giảm nghèo ở huyện Như Thanh

Xác định việc giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, UBND huyện Như Thanh đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động giảm nghèo cho cả giai đoạn 5 năm và hằng năm. Huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) bền vững, kiện toàn ban chỉ đạo, phân công các thành viên chỉ đạo cơ sở; chỉ đạo khối MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội rà soát, nắm bắt cụ thể hội viên, từ đó có những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ về kiến thức, vốn để các hội viên nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Từ 1 con bò hưởng lợi dự án, hộ chị Trương Thị Vi đã nhân đàn lên 6 con và đã thoát nghèo.

Cùng với sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp tích cực của MTTQ và các đoàn thể, huyện đã tập trung lãnh đạo sản xuất nông - lâm nghiệp để XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội. Điểm đột phá đầu tiên đó là thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, MTTQ huyện phối hợp với các ngành chức năng vận động cán bộ, nhân dân tham gia xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, cùng nguồn hỗ trợ của Ủy ban MTTQ tỉnh, các doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, giúp hộ nghèo phát triển sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình sản xuất, XĐGN, huyện đã khai thác tối đa các nguồn vốn ưu tiên cho phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, bao gồm vốn từ các chương trình, dự án của Nhà nước; vốn vay ngân hàng chính sách xã hội; vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công và ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo kiến thức về phát triển kinh tế, hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và mùa vụ; kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, coi trọng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới như bón phân viên nén dúi sâu để tăng năng suất lúa, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng...

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan, cá nhân trong và ngoài huyện thì ý chí thoát nghèo của hộ gia đình là rất quan trọng, vì vậy huyện quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục để hộ nghèo ý thức tự vươn lên thoát nghèo, coi đây là yêu tố quan trọng để bảo đảm thoát nghèo bền vững. Ví như xã Xuân Khang, năm 2013 được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP, xã có 20 hộ nghèo, cận nghèo tham gia mô hình chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản, đã giúp 59 lao động có thêm việc làm phụ, tăng thêm thu nhập. Đến nay, các hộ tham gia mô hình đã có trâu, bò sinh sản từ 1 đến 2 lứa. Điển hình là hộ chị Trương Thị Vi ở thôn Xuân Hòa, bò đã sinh sản 4 lần; hộ ông Hà Văn Ót ở thôn Xuân Tiến, Lò Văn Lâm ở thôn Xuân Hòa..., bò đã sinh sản 3 lần. Các hộ trên đều đã trả hết vốn vay và thoát nghèo. Ông Lê Kim Do, Chủ tịch UBND xã Xuân Khang, cho biết: Để đạt mục tiêu giảm nghèo, xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135, xã thực hiện hiệu quả chương trình nhân rộng dự án hỗ trợ giảm nghèo phát triển chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản do PRPP tài trợ. Đến cuối năm 2017 xã đã nhân rộng số hộ tham gia dự án lên 50, trong đó có 12 hộ đã thoát nghèo, 6 hộ thoát cận nghèo. Dự kiến tháng 10-2018 sẽ nhân rộng thêm 10 hộ tham gia... Nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, xã tạo điều kiện để các hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Tính lũy kế đến năm 2017 toàn xã đang vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội huyện trên 29 tỷ đồng. Ngoài ra các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và hộ dân tộc thiểu số còn được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế, nước sạch, vệ sinh, được tiếp cận thông tin và trợ giúp pháp lý, cùng nhiều chính sách khác của trung ương, của tỉnh và huyện... Đặc biệt thông qua công tác tuyên truyền, vận động, các hộ nghèo, cận nghèo đã nâng cao nhận thức, chủ động tích cực thi đua lao động sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, góp phần vào công cuộc XĐGN của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi, huyện Như Thanh đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cán bộ, đảng viên trong toàn huyện tham gia hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo từ thu nhập của cá nhân. Hàng năm mỗi cán bộ, đảng viên tự giác đăng ký giúp đỡ tối thiểu 1 hộ nghèo thoát nghèo bền vững... Bằng những cách làm thiết thực trên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 27,4% năm 2015 xuống còn 16% năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 27,1 triệu đồng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn dưới 10%. Đây là một nhiệm vụ rất khó, vì vậy muốn hoàn thành mục tiêu cần có ý chí quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn và toàn dân. Bên cạnh đó, huyện cần có những giải pháp đồng bộ để giảm nghèo nhanh, bền vững theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]