(Baothanhhoa.vn) - Những kết quả mang tính đột phá trong thu hút đầu tư 5 năm qua đã đóng góp tích cực giúp tỉnh Thanh Hóa liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GRDP, đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh vươn lên thứ 8 của cả nước; đồng thời, còn chuẩn bị những điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - nâng cao năng lực cạnh tranh

Những kết quả mang tính đột phá trong thu hút đầu tư 5 năm qua đã đóng góp tích cực giúp tỉnh Thanh Hóa liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GRDP, đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh vươn lên thứ 8 của cả nước; đồng thời, còn chuẩn bị những điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - nâng cao năng lực cạnh tranhSản xuất dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu thực vật Miền Bắc ở Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Khánh Phương

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, chủ động cùng với thực hiện linh hoạt những chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư nên nhiệm kỳ 2015-2020, Thanh Hóa đã để lại dấu ấn đậm nét trong thu hút đầu tư với nhiều dự án đầu tư kinh doanh lớn mang tính đột phá. Đây là tiền đề để tỉnh Thanh Hóa vững bước trong nhiệm kỳ tới, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Năm 2015, khi quyết định đầu tư 1 nhà máy sản xuất dầu ăn tại Việt Nam, sau khi khảo sát, Tập đoàn Musim Mas - một trong những tập đoàn hàng đầu Singapore trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đã lựa chọn Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) là điểm đến. Ông Vũ Trọng Chiến, Giám đốc Hành chính, Công ty TNHH Dầu thực vật Miền Bắc (Nortalic), cho biết: “Trước khi quyết định đầu tư tại KKTNS, ban lãnh đạo Tập đoàn Musim Mas đã đi khảo sát rất nhiều địa điểm tại Việt Nam và nhận thấy KKTNS có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng đồng bộ, như: Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn, Quốc lộ 1A, hệ thống đường sắt Bắc – Nam và Cảng Hàng không Thọ Xuân... Đây chính là những thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, các chính sách thuế và ưu đãi trong KKTNS rất hữu ích cho các nhà đầu tư. Và với những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua thì chúng tôi nhận thấy rằng quyết định của tập đoàn khi lựa chọn KKTNS để đầu tư là một quyết định đúng đắn”.

Để nâng cao chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao, quyết liệt để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát và ban hành thay thế các văn bản, quyết định còn tồn tại những bất cập, gây khó khăn cho việc tiếp cận của doanh nghiệp (DN), nhất là các văn bản, quy định liên quan đến thủ tục đất đai, chấp thuận đầu tư, vấn đề phân cấp, ủy quyền trong đầu tư. Đặc biệt, tập trung hoàn chỉnh thể chế về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao vai trò của trung tâm hành chính công, hạn chế thấp nhất phiền hà, khó khăn cho DN. Nhiều năm qua, lãnh đạo tỉnh cũng luôn sẵn sàng đối thoại trực tiếp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Tại các cuộc đối thoại hàng tháng, nhiều vấn đề vướng mắc trong thủ tục đầu tư, quá trình kinh doanh đã được Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các ngành có liên quan, các địa phương sâu sát, tháo gỡ. Tỉnh cũng thường xuyên tiếp nhận phản hồi của DN, thực hiện rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án quy mô lớn, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút đầu tư và quan tâm đầu tư hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp; khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế, công nghệ tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Với sự năng động và nỗ lực của chính quyền các cấp, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện rõ rệt. Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 1.122 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký hơn 110.000 tỷ đồng và hơn 3,85 tỷ USD. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 8 cả nước, với 132 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,1 tỷ USD. Riêng tại KKTNS đến nay đã thu hút được 233 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 131.000 tỷ đồng, 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư 12,72 tỷ USD. Ngoài trọng điểm Nghi Sơn, các vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh cũng đang “chuyển mình” mạnh mẽ, với hàng loạt các dự án đầu tư trên các lĩnh vực liên tiếp được triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả. Nhiều dự án lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang triển khai thực hiện có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Những kết quả mang tính đột phá trong thu hút đầu tư 5 năm qua đã đóng góp tích cực giúp tỉnh Thanh Hóa liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GRDP, đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh vươn lên thứ 8 của cả nước; đồng thời, còn chuẩn bị những điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới. Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW (NQ58) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới, động lực phát triển của vùng Bắc Trung bộ, một trong những trung tâm kinh tế ở khu vực phía Bắc của Việt Nam. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX cũng xác định: 5 năm tới, đẩy mạnh thu hút đầu tư tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là giải pháp căn bản để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, thời gian tới, Thanh Hóa tiếp tục tập trung nhiều giải pháp triển khai có hiệu quả Nghị quyết 58-NQ/TW, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù của Trung ương cho tỉnh Thanh Hóa về đầu tư phát triển. Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh. Xây dựng nền hành chính công thân thiện, tiện lợi; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và thông thoáng cho DN, nhà đầu tư; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án và thu hút đầu tư...

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]