(Baothanhhoa.vn) - Những quyết sách mang tính chiến lược trong đường lối lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế đã mang về những “trái ngọt” cho Thanh Hóa. Từ một tỉnh nghèo, Thanh Hóa đã và đang vươn lên mạnh mẽ, với hàng trăm dự án đầu tư tầm cỡ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho tỉnh. Và rồi, môi trường kinh tế “mở” này sẽ tiếp tục chào đón, trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư với những dự án mang tính chất động lực, đưa Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh “kiểu mẫu” của cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Động lực tăng trưởng mới

Những quyết sách mang tính chiến lược trong đường lối lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế đã mang về những “trái ngọt” cho Thanh Hóa. Từ một tỉnh nghèo, Thanh Hóa đã và đang vươn lên mạnh mẽ, với hàng trăm dự án đầu tư tầm cỡ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho tỉnh. Và rồi, môi trường kinh tế “mở” này sẽ tiếp tục chào đón, trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư với những dự án mang tính chất động lực, đưa Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh “kiểu mẫu” của cả nước.

Động lực tăng trưởng mới

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

Khép lại năm 2019, tỉnh Thanh Hóa phát triển toàn diện và đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, với 25/27 chỉ tiêu hoàn thành, trong đó, mức tăng trưởng GRDP đạt 17,15% và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao, với giá trị sản xuất đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp được giữ vững, các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt, lần đầu tiên, tỉnh Thanh Hóa thu được 500 tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế, mở ra triển vọng lớn về kết nối vận tải quốc tế tại Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2015-2019, nền kinh tế trong tỉnh có bước tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, đã hình thành và phát triển được một số ngành sản xuất lớn, đóng góp chủ lực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2019 và dự ước năm 2020, trong 26 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, có 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, như: Tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm, tổng giá trị xuất khẩu, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 13,3%, vượt mục tiêu kế hoạch 12%, gấp 1,64 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2015 và gấp 1,96 lần bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2020 ước đạt 138.414 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2015, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Một trong những dấu ấn quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh là trên lĩnh vực thu hút đầu tư. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác cấp cao đi làm việc, xúc tiến đầu tư tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Sin-ga-po, Cô-oét..., thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều địa phương tại các nước này, tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút được 908 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 53 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.404 tỷ đồng và 3.305 triệu USD. Tỉnh Thanh Hóa hiện đang đứng trong nhóm đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhiều dự án sản xuất, hạ tầng lớn đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Dầu ăn Nghi Sơn, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Nhà máy Thủy điện Xuân Minh, 6 dự án cảng biển, Khu đô thị mới Trung tâm TP Thanh Hóa, Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, Khu hàng không dân dụng - Cảng Hàng không Thọ Xuân... Cũng từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh thu hút được 14 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kết quả đầu tư giai đoạn 2016-2019 đã làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo thêm sản phẩm mới, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương và sản xuất của nhân dân.

Cùng với môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, lĩnh vực phát triển doanh nghiệp có nhiều bước tiến mới. Từ năm 2017-2019, toàn tỉnh có hơn 10.000 doanh nghiệp thành lập mới – đứng thứ 7 cả nước, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên hơn 15.000 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động và đóng góp khá vào ngân sách tỉnh. Từ “hạt nhân” là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã tạo động lực lan tỏa cho sự hiện diện của hàng loạt những dự án “tỷ đô” khác tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trong tỉnh. Sự “góp mặt” của những sản phẩm mới đã tạo nên những bước đột phá rõ rệt trong tăng trưởng của tỉnh trên lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu, với giá trị tăng trưởng bình quân 15%/năm, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu về phát triển công nghiệp và xuất khẩu ở khu vực Bắc Trung bộ.

Theo phân tích của ngành công thương, năm 2020 và những năm tiếp theo, lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu trong tỉnh sẽ tiếp tục đón những cơ hội mới để tăng trưởng đột phá. Sau khi hoàn thành công tác bảo dưỡng vào cuối năm 2019, năm 2020, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến hoạt động đạt 90% công suất, với sản lượng đạt 7,2 triệu tấn sản phẩm, giá trị ước đạt 50.500 tỷ đồng. Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn dự kiến đạt sản lượng từ 800.000 tấn sản phẩm, với giá trị 4.532 tỷ đồng. Các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống dự kiến cũng tăng thêm gần 7.500 tỷ đồng. Dự kiến, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 151.300 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2019.

Với sản xuất nông nghiệp cũng đang đứng trước nhiều vận hội, thời cơ mới, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 25.519 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; tích tụ, tập trung được 10.089,8 ha đất để tổ chức sản xuất hàng hóa; hình thành và nhân rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp đạt kết quả khả quan, nhiều dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai như: Dự án chăn nuôi bò sữa (Vinamilk); Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp (TH True Milk); Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai; Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis...

Cùng với hàng loạt các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, xu hướng sản xuất kết nối tiêu thụ theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao sẽ gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả trong ngành nông nghiệp. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân và đây sẽ là một trong 20 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã tạo tiền đề, động lực cho tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới trên lộ trình phát triển. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá; đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm các tỉnh mạnh của cả nước.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]