7 tháng đầu năm 2018, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã xuất khẩu (XK) trên 5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng hiện tại, ngành gỗ đang hướng tới mục tiêu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu gỗ: Hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD

7 tháng đầu năm 2018, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã xuất khẩu (XK) trên 5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng hiện tại, ngành gỗ đang hướng tới mục tiêu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.

Chế biến gỗ xuất khẩu.

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho biết, chế biến gỗ XK đã và đang đóng góp tích cực vào GDP của cả nước. Điều đáng mừng là 7 tháng qua, Việt Nam đã xuất siêu trên 3,52 tỷ USD và lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ tăng nhẹ khoảng 0,4%. Hiện các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ đều thông báo những tín hiệu vui, đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018 khiến cộng đồng DN càng vững tin, mục tiêu XK 9 tỷ USD trong năm nay sẽ thành hiện thực, thậm chí là vượt xa.

Ở góc độ DN, bà Đỗ Thị Kim Loan - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Sao Nam - Bình Dương - cho hay, hiện đơn hàng XK của Sao Nam đã đến hết năm với 125 container đi Mỹ.

Tương tự, ông Lê Đức Nghĩa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty gỗ An Cường - chia sẻ: An Cường chuyên sản xuất gỗ công nghiệp, nhưng xu hướng hiện nay và sắp tới là kết hợp giữa gỗ công nghiệp với gỗ thiên nhiên và kim loại. Hiện các đơn hàng của An Cường đã lấp đầy qua đầu năm 2019. Dự kiến năm nay doanh thu công ty đạt 4.000 tỷ đồng.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, mục tiêu kim ngạch XK đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 là có cơ sở, bởi ngành gỗ Việt đã được các DN đầu tư máy móc hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt và trình độ quản trị không ngừng được nâng cao.

Bên cạnh khả năng sản xuất, bài toán nguyên liệu đang là lợi thế lớn của ngành. Từ cuối năm 2014, Chính phủ quyết định đóng cửa rừng. Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhu cầu cấp bách song song hai giải pháp, đó là nhập khẩu nguyên liệu và trồng rừng để khai thác. Nhờ hưởng lợi từ Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của Chính phủ, trong đó có cây gỗ keo - loại gỗ mà hiện nay các DN chế biến nội thất XK rất nhiều, đây là nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng.

Cùng với đó là cây cao su, sau thời gian khai thác mủ cây, được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất gỗ ngày càng nhiều. Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng trong các năm gần đây, từ 64% xuống 48% và hiện là 45%.

Chia sẻ kinh nghiệm để góp phần đạt được mục tiêu XK gỗ, ông Lê Đức Nghĩa cho rằng: Để đạt được mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là các DN phải tái cơ cấu, xây dựng quy trình hệ thống chuẩn để quản trị DN chuyên nghiệp. "Đây là bài học từ An Cường, 4 năm trước mới có 1.000 công nhân đã "rối", nhưng sau khi quyết liệt tái cấu trúc DN, đầu tư hệ thống phần mềm, giờ công ty có 4.000 công nhân, nếu hơn nữa vẫn quản trị tốt" - ông Nghĩa khẳng định.

Vì vậy theo ông Nghĩa, vấn đề thị trường và đầu ra không đáng lo ngại mà quan trọng nhất là tái cấu trúc DN, nâng cao năng lực quản trị thì hiệu quả sản xuất sẽ tăng cao.


Theo Công Thương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]