(Baothanhhoa.vn) - Với đặc điểm lưới điện trải rộng trên khắp các vùng, miền, từ miền biển, đồng bằng, trung du đến miền núi, đã khiến công tác quản lý hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) của Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) gặp khá nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý triệt để vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Xử lý triệt để vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Điện lực Hoằng Hóa thông báo tại các khu vực nguy hiểm do vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Với đặc điểm lưới điện trải rộng trên khắp các vùng, miền, từ miền biển, đồng bằng, trung du đến miền núi, đã khiến công tác quản lý hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) của Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) gặp khá nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc triển khai các giải pháp rà soát, chấn chỉnh tình trạng mất an toàn lưới điện đã được ngành điện và chính quyền các địa phương phối hợp, triển khai khá quyết liệt. Do vậy, việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) đã được giảm thiểu đáng kể và không phát sinh các vi phạm mới.

Theo thông tin từ Phòng An toàn, PC Thanh Hóa, trong năm 2019, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xử lý được 37 vụ nhà cửa, công trình vi phạm HLATLĐCA, 5 điểm vi phạm khoảng cách pha - đất. Từ đầu năm 2020 đến nay, PC Thanh Hóa đã xử lý được 3 vụ nhà cửa, công trình vi phạm HLATLĐCA, 3 điểm vi phạm khoảng cách pha - đất. Hiện toàn tỉnh đang còn tồn tại 35 điểm nhà cửa, công trình vi phạm HLATLĐCA, 8 điểm vi phạm khoảng cách pha - đất. Trong đó, huyện Tĩnh Gia là địa phương còn tồn tại nhiều điểm vi phạm nhất với 25 điểm, TP Thanh Hóa 4 điểm, các huyện: Bá Thước 1 điểm, Hoằng Hóa 2 điểm, Lang Chánh 2 điểm, đội cao thế 110KV Thanh Hóa 1 điểm.

Điện lực Hoằng Hóa là một trong những đơn vị thực hiện khá hiệu quả các điểm vi phạm HLATLĐ. Ông Phạm Hồng Hải, Phó Giám đốc Điện lực Hoằng Hóa cho biết. Năm 2018, đơn vị là một trong những “điểm nóng” của tỉnh về vi phạm HLATLĐCA, do tình trạng cơi nới, xây mới nhà ở, công trình, hạ tầng tại các khu du lịch, cụm công nghiệp và dân cư, trồng cây trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp. Bằng nhiều giải pháp khác nhau, từ tuyên truyền đến phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác xử lý, cải tạo, đầu tư, đến nay, trên địa bàn chỉ còn tồn tại 2 điểm vi phạm. Với điểm vi phạm còn tồn tại ở thôn Hải Sơn, xã Hoằng Trường hiện chưa xử lý được thuộc đường dây nhánh Intemex. Đây là tài sản của Công ty Intemex Hoằng Trường, chưa bàn giao lại cho PC Thanh Hóa. Vị trí vi phạm lại nằm trong diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ dân. Từ năm 2018 đến nay, Điện lực Hoằng Hóa đã phối hợp với UBND huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Trường vận động nhân dân đồng thuận cho việc dựng cột mới, nâng cao đường dây, nhưng vẫn chưa được người dân thống nhất. Để bảo đảm an toàn, điểm vi phạm này sẽ được xử lý trong năm 2020 khi dự án nâng cấp, cải tạo lưới 22KV được thực hiện.

Địa bàn huyện Tĩnh Gia là địa phương mà tình trạng mất an toàn lưới điện xảy ra phức tạp nhất trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do tại địa phương này có nhiều dự án, công trình mới được triển khai xây dựng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp trồng cây bên ngoài hành lang, nhưng khi đổ vẫn có thể gây mất an toàn cho đường điện, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố cho lưới điện. Hiện nay, PC Thanh Hóa đã chỉ đạo Điện lực Tĩnh Gia tiếp tục vận động nhân dân; đồng thời, triển khai các giải pháp tháo dỡ công trình, cây cối vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều công trình xây dựng kiên cố, riêng ngành điện không đủ thẩm quyền để tháo dỡ. Tại một số điểm vi phạm, nhiều người dân không hợp tác trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.

Đại diện Phòng An toàn, PC Thanh Hóa cho biết: Nguyên nhân dẫn đến vi phạm HLATLĐCA là do: Các hộ dân tự ý cơi nới, xây mới nhà cửa, công trình, lều quán tạm trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp, trồng cây trong và ngoài hành lang an toàn đường dây vi phạm các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP. Vi phạm HLATLĐ chủ yếu xảy ra trên địa bàn các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, làng nghề khi tình trạng cấp đất, cho thuê đất, san lấp mặt bằng, mở rộng nâng cấp đường diễn ra tại nhiều nơi. Việc cấp phép xây dựng công trình của cơ quan chức năng địa phương chưa tuân thủ đúng quy định, không hạn chế khả năng sử dụng của công trình trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện, nhiều đường dây điện trên không bị vi phạm hành lang, vi phạm khoảng cách an toàn pha - đất dẫn đến nguy hiểm cho con người, phương tiện và gia súc qua lại dưới hành lang đường dây. Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống đường cáp điện ngầm tại TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm hành lang an toàn do các đơn vị thi công đường, vỉa hè không thông báo và phối hợp với điện lực và đã nhiều lần đào múc vào cáp ngầm gây sự cố mất điện trên diện rộng, đe dọa tính mạng con người.

Để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, PC Thanh Hóa đang chỉ đạo các chi nhánh điện lực, đối với những vị trí mất an toàn, đe dọa khẩn cấp gây tai nạn điện cho con người phải thực hiện ngay việc sửa chữa khắc phục tạm. Đồng thời, cử công nhân trực tiếp hướng dẫn các biện pháp an toàn cần thiết cho các hộ dân sống gần đó biết để phòng tránh và lập biên bản cam kết với các hộ dân thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn được hướng dẫn. Tranh thủ sự hỗ trợ của nhân dân và chính quyền địa phương, kết hợp với các dự án đầu tư để thực hiện xử lý các điểm vi phạm HLATLĐ, các vị trí vi phạm khoảng cách pha - đất. Chỉ đạo các điện lực phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân chặt tỉa cây cao ngoài hành lang theo định kỳ, kiểm tra đường dây trước mùa mưa bão hàng năm. Làm thông báo an toàn gửi đến chính quyền địa phương và các hộ dân nơi có các điểm mất an toàn trên lưới điện mà chưa xử lý được.

Để công tác xử lý HLATLĐ triệt để, PC Thanh Hóa cũng đề nghị chính quyền địa phương các cấp cần phải vào cuộc cùng với ngành điện trong việc ngăn chặn, xử lý và giải tỏa các điểm vi phạm HLATLĐ, đặc biệt là giải phóng cây trồng trong và ngoài hành lang có nguy cơ đổ, va quẹt gây sự cố lưới điện. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp khi cấp đất và cấp phép xây dựng công trình phải quan tâm đến HLATLĐ theo quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26-2-2016 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện phê duyệt mặt bằng cấp đất cho các tuyến đường dây trung và hạ áp hiện chưa có hoặc chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý công trình điện do lịch sử để lại. Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện các dự án mở rộng đường giao thông, san lấp mặt bằng, tôn nền đường có các đường dây điện giao chéo đi phía trên phải có phương án cải tạo, sửa chữa hoặc di dời đường dây bảo đảm HLATLĐ.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]