(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã từng bước xây dựng, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn theo quy trình VietGAP, quản lý chặt chẽ về con giống, tình hình dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn

Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn

Nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng an toàn ở xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa).

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã từng bước xây dựng, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn theo quy trình VietGAP, quản lý chặt chẽ về con giống, tình hình dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, các hộ NTTS ở xã Nga Tân (Nga Sơn) đã thực hiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP. Trong quá trình nuôi tôm theo hướng VietGAP, các hộ ghi sổ nhật ký, ghi chép rõ ràng lượng thức ăn hàng ngày, chỉ số môi trường nước phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Với sự giám sát chặt chẽ ngay tại vùng nuôi, nên tỷ lệ tôm sống đạt từ 75 – 80%, cao gấp 1,5 lần so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng không theo quy trình VietGAP. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP giảm dịch bệnh, sản phẩm nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn. Môi trường ao nuôi được duy trì tốt trong quá trình nuôi, lượng hóa chất sử dụng ít và bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua nhật ký ghi chép. Hạn chế được việc tác động ảnh hưởng đến môi trường ngoài ao nuôi. Mô hình đã từng bước giúp các hộ nuôi tôm thay đổi cách làm, chuyển hướng sang nuôi thâm canh, tăng thu nhập.

Ông Mai Xuân Tạc, xã Nga Tân, cho biết: Gia đình có 14 ha NTTS, được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh về quy trình nuôi theo hướng an toàn trong suốt quá trình nuôi. Các hộ NTTS trong xã đã tuân thủ không sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng bị cấm sử dụng; không lạm dụng hóa chất, kháng sinh để chữa trị bệnh cho các đối tượng nuôi. Ngay cả thức ăn cho tôm, cá đều được bà con chọn loại có đầy đủ nhãn mác, bảo đảm chất lượng tốt phù hợp với từng đối tượng nuôi. Chế độ cho ăn được cân đối liều lượng, số lần cho ăn hợp lý, khoa học. Đến gần thời điểm thu hoạch, các hộ nuôi không sử dụng kháng sinh để bảo đảm sản phẩm an toàn khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Với quy trình NTTS an toàn, gia đình ông Mai Xuân Tạc đã đầu tư xây dựng 3 ha các ao tròn nổi ứng dụng công nghệ cao và an toàn sinh học, vụ thu hoạch vừa qua đạt 4 tấn tôm trên 1 ao 500m2.

Ngoài phát triển các vùng NTTS an toàn trong nuôi tôm thẻ chân trắng, các hộ NTTS nước ngọt trên địa bàn tỉnh còn nuôi xen ghép cá nước ngọt truyền thống theo hướng an toàn, không lạm dụng thuốc kháng sinh và sử dụng chế phẩm sinh học. Các hộ nuôi cá nước ngọt theo hướng an toàn đã áp dụng và thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu cải tạo ao, chọn giống chất lượng. Trong quá trình nuôi luôn duy trì chế độ cấp nước qua ao lắng sau đó cấp vào ao nuôi, dùng men vi sinh định kỳ trong quá trình nuôi để ổn định môi trường nuôi. Các hộ nuôi thường xuyên bổ sung tỏi, vitamin C, khoáng, không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cấm theo bản hướng dẫn của mô hình.

Để từng bước xây dựng vùng NTTS an toàn, trong thời gian qua, Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững”, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng vùng NTTS an toàn tại các xã Nga Tân, Nga Thủy (Nga Sơn); Xuân Lộc (Hậu Lộc); Hoằng Phong, Hoằng Châu, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa); Quảng Chính, Quảng Khê (Quảng Xương)... Các hộ NTTS được đào tạo, tập huấn về kiến thức an toàn sinh học, VietGAP, các quy định của Nhà nước trong NTTS; tiếp cận những quy trình kỹ thuật nuôi về bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 350 ha nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn theo hướng VietGAP. Khoảng gần 1.000 ha nước ngọt sử dụng chế phẩm sinh học để NTTS theo hướng an toàn. Các vùng NTTS theo hướng an toàn từng bước hình thành đã góp phần nâng cao ý thức quản lý môi trường nước, phòng và trị bệnh trong quá trình nuôi bằng các chế phẩm sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo vùng nuôi bền vững, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]