(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương ở khu vực miền núi đã tích cực tích tụ, tập trung đất đai, áp dụng khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa,... xây dựng các vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi

Thời gian qua, các địa phương ở khu vực miền núi đã tích cực tích tụ, tập trung đất đai, áp dụng khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa,... xây dựng các vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi

Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân).

Để xây dựng được vùng thâm canh lúa ở khu vực miền núi có quy mô lớn, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Như: Hỗ trợ 200 triệu đồng/km kiên cố hóa kênh mương nội đồng có năng lực tưới từ 20 ha trở lên, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật; hỗ trợ kiên cố hóa giao thông nội đồng 0,02 km/1 ha, mức hỗ trợ 200 triệu đồng/1 km; hỗ trợ 30% giá trị mua máy cấy được ghi trên hóa đơn theo quy định, có công suất 0,2 ha/giờ trở lên, nhưng không vượt quá 120 triệu đồng/máy đối với diện tích vùng thâm canh lúa có quy mô sản xuất từ 25 ha trở lên... Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân tập trung thực hiện dồn điền, đổi thửa; tích tụ, tập trung đất đai; định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, như: giống lúa mới, cày sâu, bón vôi; sử dụng các loại phân viên nén; đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa,... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích sản xuất lúa. Đến nay, khu vực miền núi đã phát triển được hơn 8.200 ha vùng thâm canh lúa. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng suất vùng thâm canh lúa tại các huyện, như: Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh, Như Xuân,... trung bình cao hơn khoảng 20% so với những diện tích lúa được sản xuất theo phương thức truyền thống.

Tại huyện Thường Xuân, để xây dựng vùng lúa chất lượng cao, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở nhiều cuộc họp để giải đáp thắc mắc cho người dân, xây dựng nhiều mô hình cấy lúa cải tiến, sử dụng kỹ thuật mới để người dân so sánh với cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Đồng thời, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ khâu chọn giống, vật tư, sử dụng mạ non, cấy một thẻ đúng kỹ thuật, cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp theo hướng mặt trời; hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cán bộ khuyến nông cơ sở để đồng hành cùng bà con trong suốt quá trình thâm canh lúa. Thực hiện việc cung cấp, điều tiết nước theo thời điểm sinh trưởng đối với từng loại giống khác nhau... nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích. Đánh giá về hiệu quả xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao trên địa bàn huyện, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Tuy cách thức canh tác thay đổi hoàn toàn so với tập quán sản xuất cũ, nhưng với sự trợ giúp từ chính quyền và các phòng, ban, đơn vị có liên quan, người dân đã tự tin thực hiện, đạt được kết quả khả quan và việc xây dựng vùng lúa chất lượng cao được nhân rộng. Đến nay, vùng lúa thâm canh, năng suất chất lượng cao của toàn huyện có diện tích hơn 200 ha; sử dụng các giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng, địa hình của địa phương, như: BC15, TBR225, VNR20, Thái Xuyên 111... Các xã có diện tích sản xuất tập trung lớn, như: Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng... Năng suất lúa bình quân khoảng 58 tạ/ha.

Tuy nhiên, ở các huyện miền núi đồng ruộng còn manh mún, cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường giao thông nội đồng chưa hoàn thiện,... nên việc xây dựng vùng lúa chất lượng cao vẫn còn nhiều trở ngại; năng suất, chất lượng của vùng thâm canh lúa chưa đạt được như kỳ vọng. Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Do diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên các vùng sản xuất lúa tập trung phải có diện tích từ 5 đến 10 ha, từ đó mới có cơ sở để xây dựng vùng thâm canh lúa có quy mô lớn. Bên cạnh đó, nguồn vốn của các địa phương hạn hẹp, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng thâm canh lúa chưa đồng bộ. Hiện nay, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên việc xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng cao vẫn còn nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, trình độ canh tác, nhất là trong thực hiện các biện pháp thâm canh của người dân còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chưa cao. Hơn nữa, đặc thù địa hình khu vực miền núi dễ bị sạt lở, rửa trôi, xói mòn dẫn đến chất dinh dưỡng trong đất giảm, ảnh hưởng đến quá trình canh tác của người dân.

Để tiếp tục phát triển vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao, các địa phương miền núi đang tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân đóng góp trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cùng với đó, tiếp tục tập trung thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đai để phát triển vùng thâm canh lúa có quy mô lớn. Hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện các mô hình trình diễn, khảo nghiệm các giống lúa mới, trên cơ sở đó lựa chọn những giống lúa phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của người dân địa phương để đưa vào gieo cấy. Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào quá trình sản xuất lúa.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]