(Baothanhhoa.vn) - Thành phố Sầm Sơn hiện có 66 cơ sở với hơn 100 hộ sản xuất, kinh doanh nước mắm, mỗi năm đưa ra thị trường hơn 4 triệu lít sản phẩm các loại. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn đã tạo việc làm cho hơn 500 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng thương hiệu cho nước mắm Sầm Sơn

Thành phố Sầm Sơn hiện có 66 cơ sở với hơn 100 hộ sản xuất, kinh doanh nước mắm, mỗi năm đưa ra thị trường hơn 4 triệu lít sản phẩm các loại. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn đã tạo việc làm cho hơn 500 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Xây dựng thương hiệu cho nước mắm Sầm Sơn

Sản xuất nước mắm truyền thống tại xã Quảng Cư.

Các cơ sở chế biến nước mắm ở Sầm Sơn chủ yếu sản xuất theo hình thức hộ gia đình và hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công truyền thống. Để làm ra loại nước mắm có vị thơm ngon khác biệt, người dân Sầm Sơn rất cẩn thận và tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu: Cá làm nước mắm phải là cá cơm, cá nục còn tươi, không lẫn tạp chất và bụi bẩn, dùng muối hạt đã qua thời gian dài để giảm bớt độ chát. Cá sau khi mua về, trộn với muối theo tỷ lệ. Hỗn hợp trên sau khi trộn đều thì cho vào thùng gỗ, hoặc chum, vại đã vệ sinh sạch sẽ, rắc thêm một lớp muối, lát vỉ nứa lên trên. Sau đó, đậy nắp và để hỗn hợp chín dưới nắng vàng. Trong những tháng đầu, người làm mắm thường xuyên đảo cho chín đều. Khi mở nắp thùng, chum tuyệt đối không để nước mưa hay vật thể nào rơi vào sẽ hỏng cả mẻ nước mắm. Thời gian ủ kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm mới cho ra một vại nước mắm cốt cá nguyên chất. Vậy nên, bà con Sầm Sơn thường làm “gối”, có nghĩa làm năm nay để năm sau dùng được. Thường thì mùa làm nước mắm của người dân là vào tháng giêng, tháng 2, khi tiết trời bắt đầu ấm áp, nắng to, cá chín thơm tự nhiên. Và họ làm “gối” để đến độ này năm sau vừa có thành phẩm phục vụ nhu cầu của khách du lịch khi về nghỉ mát ở Sầm Sơn.

Gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống Sầm Sơn, anh Hoàng Thắng Vích, chủ cơ sở nước mắm Vích Phương, phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, hiểu hơn ai hết về nỗi vất vả của nghề. Xác định để giữ gìn và phát huy nghề truyền thống, anh Vích đã tìm hiểu các chính sách, chủ trương nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vích đã từng bước học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của bạn bè trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đầu vào tiến tới xây dựng những sản phẩm chất lượng cao bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Gia đình anh Vích đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng 24 ô bể với diện tích gần 1.000m2, giải quyết việc làm cho 6 lao động thường xuyên và 22 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm gia đình anh Vích bán ra thị trường khoảng hơn 70 nghìn lít nước mắm các loại, thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.

Với 3 đời làm nghề nước mắm truyền thống, cơ sở sản xuất nước mắm Lam Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chị Hiền cho biết: Nghề này đòi hỏi phải chịu khó, yêu nghề thì mới giữ được nghề. Làm nghề thì lúc nào cũng phải nghe ngóng thời tiết. Suốt mấy tháng ủ ròng, liên tục kiểm tra, điều chỉnh độ mặn nhạt trong mỗi thùng ủ lớn. Mỗi năm gia đình chị Hiền xuất bán hơn 10 nghìn lít nước mắm nguyên chất và 15 tấn mắm tép, mắm tôm, mắm chua các loại.

Để nghề sản xuất nước mắm Sầm Sơn có chỗ đứng vững trên thị trường, thời gian tới, TP Sầm Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giúp các hộ sản xuất hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình trong nền kinh tế thị trường. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chế biến, phổ biến các quy định, quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân. Tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát triển nghề sản xuất nước mắm, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, để từng bước xây dựng thương hiệu nước mắm Sầm Sơn, UBND TP Sầm Sơn đã đề xuất với UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt và cho triển khai dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nước mắm Sầm Sơn dùng cho sản phẩm nước mắm Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]