(Baothanhhoa.vn) - Với 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất vùng miền.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Với 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất vùng miền.

Xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Bưởi Luận Văn (Thọ Xuân) là một trong 4 sản phẩm được chỉ dẫn địa lý gắn với địa danh địa phương.

Trên cơ sở chỉ rõ những hạn chế của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tỉnh Thanh Hóa xác định việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là yếu tố quan trọng. Do đó, những năm gần đây, các sở, ban, ngành và các địa phương của tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Theo đó, các đơn vị chú trọng đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu đối với các sản phẩm, như: Ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến luồng... Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Với mong muốn tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh, những năm gần đây, các sở, ngành, địa phương còn tập trung phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực thông qua việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Tổ chức hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Đáng chú ý, để xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực được thực hiện, đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp đã xây dựng 4 chương trình trọng tâm, gồm: Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng xuất khẩu chủ lực; chương trình hỗ trợ công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu chủ lực; chương trình cải cách hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng chủ lực và chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng chủ lực.

Sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, khi mà tỉnh Thanh Hóa đã có 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề; trong đó, chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm gắn với địa danh địa phương, gồm: Mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn và quế ngọc Thường Xuân. 16 sản phẩm địa phương được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, gồm: Nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, chè lam Phủ Quảng, mắm tép Hà Yên, tương Làng Ái, rượu làng Quảng Xá, bánh gai Tứ Trụ, nón lá Trường Giang, tơ Hồng Đô, nước mắm Khúc Phụ, bánh lá răng bừa Thọ Xuân, cam Vân Du, bưởi Thanh Đường, cam Xuân Thành, vịt Cổ Lũng... Ngoài ra, toàn tỉnh hiện đã có 42 sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản được chứng nhận nhãn hiệu.

Ngoài việc xây dựng được thương hiệu, tỉnh ta còn xây dựng được vùng sản xuất tập trung cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 151.488 ha, năng suất đạt 72 tạ/ha/vụ; ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, với diện tích 16.000 ha, năng suất đạt 70 tạ/ha/vụ; rau an toàn tập trung đạt 2.980 ha, năng suất đạt 135 tạ/ha/vụ; hoa, cây ăn quả tập trung phát triển được 5.172 ha... Trong chăn nuôi, các sản phẩm chủ lực không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, với đàn bò sữa đạt 10.120 con, bò thịt chất lượng phát triển được 70.175 con, gà lông màu 7,5 triệu con...

Những kết quả trên là động lực để các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]