(Baothanhhoa.vn) - Tháng 7-2020, xã Xuân Khang (Như Thanh) được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong xã thuộc vùng 135.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Xuân Khang phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới

Xã Xuân Khang phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới

Mô hình kết hợp chăn nuôi dê dưới tán rừng tại xã Xuân Khang (Như Thanh).

Tháng 7-2020, xã Xuân Khang (Như Thanh) được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong xã thuộc vùng 135.

“Chìa khóa” để Xuân Khang làm nên kết quả xây dựng NTM và tiếp tục cho lộ trình xây dựng xã NTM nâng cao chính là việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân để tạo nguồn lực xây dựng, nâng cao các tiêu chí.

Cánh đồng trồng lúa trên khu đất vàn cao của thôn Trạch Khang, xã Xuân Khang năm nào cũng phải chịu cảnh thiếu nước, nên giá trị sản xuất không đáng kể. Không để tiếp diễn việc gieo trồng mà hiệu quả kinh tế thấp, xã đã chủ động đấu mối với Tổng Công ty CP Sữa Việt Nam và Công ty CP Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm sữa TH chuyển đổi sang trồng cây thức ăn chăn nuôi. Thời điểm này, trên nhiều thửa ruộng của thôn, cây ngô dày đã thay cho lúa. Bà Nguyễn Thị Bình, thôn Trạch Khang, xã Xuân Khang, tính toán: Với mỗi sào ngô làm thức ăn cho bò, thu hoạch được 2 đến 2,5 tấn, lãi đạt khoảng 1,2 đến 1,5 triệu đồng/vụ, tương đương 25 đến 30 triệu đồng/ha/vụ. So với trồng lúa, diện tích trồng ngô làm thức ăn chăn nuôi đạt lợi nhuận gấp 2 đến 2,5 lần. Hơn nữa, cây ngô làm thức ăn chăn nuôi có thời gian thu hoạch ngắn hơn, công lao động ít hơn, việc tiêu thụ khá thuận lợi, vì được thu mua trực tiếp ngoài ruộng với giá ổn định, nên thu nhập của nhiều hộ dân cũng ổn định hơn.

Trên những ngọn đồi được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp của người dân trong xã không chỉ đơn thuần là trồng cây đợi đến kỳ thu hoạch. Ít năm gần đây, người dân đã kết hợp cả chăn nuôi dưới tán rừng để lấy ngắn nuôi dài, tăng thêm thu nhập. Tại nhiều hộ dân, việc kết hợp chăn nuôi này đã dần trở thành thu nhập chính. Hiện, mô hình chăn nuôi kết hợp này đang được chính quyền xã chú trọng nhân rộng. Theo đó, trên địa bàn xã đã phát triển được nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gà, nuôi lợn mán, nuôi bò cái sinh sản, nuôi dê, nuôi ong...

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Xuân Khang, cho biết: Xuân Khang xây dựng NTM với phương châm lấy phát triển sản xuất làm gốc để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo nguồn lực cho xây dựng NTM, do đó những năm qua, xã đã chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình sản xuất; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây con; ưu tiên các mô hình liên kết sản xuất. Để nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp, xã đã và đang thực hiện chủ trương giảm diện tích lúa, tăng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi, các loại cây ăn quả có múi, trồng hoa; đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng kết hợp với chăn nuôi gia cầm, con nuôi đặc sản... Đáng chú ý, gần đây, trên địa bàn xã còn thu hút Công ty TNHH dinh dưỡng quốc tế Việt Đức xây dựng trang trại chăn nuôi lợn có quy mô gần 30 ha, với 21 dãy chuồng nuôi, quy mô gần 20.000 con lợn. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nơi đây cũng đang được đẩy mạnh, góp phần cơ giới hóa và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp của địa phương. Hiện, giá trị bình quân trên 1 ha sản xuất nông nghiệp của toàn xã đạt 105 triệu đồng/ha/năm.

Trên cơ sở phát triển các mô hình sản xuất, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 36,1 triệu đồng/người/năm, cao hơn 14 triệu đồng/người/năm so với năm 2012. Thu nhập của người dân tăng lên chính là nền tảng để xã Xuân Khang huy động được gần 216,6 tỷ đồng để xây dựng NTM; trong đó, nguồn lực huy động được từ Nhân dân chiếm 61,4%, tương đương với 133 tỷ đồng. Từ nguồn lực huy động được, xã đã thực hiện nhựa và bê tông hóa 14,8 km trục đường chính của xã, đạt 100%; bê tông hóa 15,19 km đường trục thôn, liên thôn, đạt 83%; bê tông hóa 9,68 km đường ngõ xóm; bê tông, cứng hóa gần 2 km trục đường nội đồng. Xây mới 11 nhà văn hóa thôn, xây mới 28 ki-ốt bán hàng trong chợ... Phát triển sản xuất được chú trọng, tạo nguồn lực để xã tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu. Đây sẽ là điều kiện để xã Xuân Khang tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí, hướng đến là xã NTM nâng cao trong tương lai gần.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]