(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, giá trị kinh tế và bảo đảm an toàn thực phẩm, những năm gần đây, xã Xuân Bình (Như Xuân) đã và đang chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Xuân Bình chú trọng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, giá trị kinh tế và bảo đảm an toàn thực phẩm, những năm gần đây, xã Xuân Bình (Như Xuân) đã và đang chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Xuân Bình chú trọng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Bình.

Thời gian qua, trồng cây ăn quả là một trong những mô hình mới được triển khai và nhân rộng trên địa bàn xã Xuân Bình với tổng diện tích 65 ha; trong đó, có 53,2 ha trồng tập trung, như: Thanh long ruột đỏ 14 ha, ổi 9 ha, cây có múi như cam, bưởi, quýt 26 ha... Theo chân cán bộ nông nghiệp xã, chúng tôi đến thăm trang trại trồng cây ăn quả của gia đình ông Hoàng Ngọc Thanh, thôn Hùng Tiến. Được biết, trước đây, trên diện tích 2,5 ha, gia đình ông chỉ trồng một số loại cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi được cán bộ nông nghiệp của xã hướng dẫn cải tạo đất, áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, ông đã tìm hiểu và đầu tư trồng thanh long ruột đỏ, nhãn, ổi. Trong đó, ông luôn hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới chất lượng trái cây bóng đẹp, sạch và đạt trọng lượng theo yêu cầu của thị trường. Mỗi năm, diện tích trồng cây ăn quả mang lại thu nhập trung bình hơn 200 triệu đồng.

Để hỗ trợ người dân trên địa bàn xã nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả, những năm qua, UBND xã đã khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng; hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình; đồng thời, định hướng cho người dân các loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,... của địa phương; hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên các loại cây ăn quả của xã phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại... Các sản phẩm như thanh long ruột đỏ, ổi, cam, mít Thái... đã được giới thiệu ra thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra, trên địa bàn xã có gần 20 mô hình sản xuất nông nghiệp như: Trồng dưa hấu trên vùng đất đồi, với diện tích 15,6 ha; trồng cỏ tập trung làm thức ăn chăn nuôi, với tổng diện tích 75 ha; trồng cây gia vị và dược liệu, với diện tích 11,7 ha; nuôi gà dưới tán rừng, nuôi dê sinh sản, nuôi ong lấy mật... đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Không chỉ tập trung xây dựng các mô hình sản xuất mới, xã cũng chú trọng phát triển các cây trồng chủ lực tại địa phương là các loại cây nguyên liệu, như: cao su, mía,... và xây dựng một số mô hình kinh tế vườn hộ.

Ông Trịnh Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, cho biết: Xác định việc du nhập, phát triển các mô hình kinh tế là yếu tố cốt lõi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho Nhân dân, là động lực trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chỉ đạo cán bộ nông nghiệp quan tâm, giám sát việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với tích cực hướng dẫn khoa học kỹ thuật, xã cũng đã phối hợp với trung tâm dịch vụ huyện tìm hiểu, lựa chọn các đơn vị cung ứng giống, vật tư có uy tín, chất lượng để cung ứng cho người dân; tổ chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ bảo đảm đầu ra cho sản phẩm; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện mô hình từ khâu rà soát, lựa chọn đối tượng, địa điểm đến trồng, chăm sóc và nhân rộng. Từ đó, trên địa bàn xã đã dần hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của xã lên 40,6 triệu đồng/năm/người. Để nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, thời gian tới, xã Xuân Bình tiếp tục giám sát việc thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình mới cho sản phẩm có khả năng tiêu thụ ổn định trên thị trường, gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục tìm hiểu, đấu mối, du nhập các mô hình kinh tế mới hiệu quả để nhân rộng, phát triển trên địa bàn.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]