(Baothanhhoa.vn) - Trung Xuân là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn, có  hơn 90% là người dân tộc thiểu số, sống rải rác ở các bản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Trung Xuân phát triển kinh tế rừng

Xã Trung Xuân phát triển kinh tế rừng

Mô hình trồng luồng tại xã Trung Xuân.

Trung Xuân là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn, có hơn 90% là người dân tộc thiểu số, sống rải rác ở các bản.

Trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế, đa phần nông dân không mặn mà với việc đầu tư phát triển rừng sản xuất; công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được quan tâm, chú trọng nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Để khai thác lợi thế đất rừng, xã xác định lâm nghiệp là một trong những hướng đi chủ đạo để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, xã đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về trồng rừng, bảo vệ đi đôi với khai thác sản phẩm từ rừng, tập trung phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, nhờ vậy, nhận thức của người dân đã dần thay đổi.

Cùng với chính sách giao đất, giao rừng, bà con đã đưa những giống cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, như: Keo, bạch đàn, vầu... Từ đó xuất hiện nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, toàn xã có hơn 1.000 hộ tham gia trồng rừng. Thu nhập từ rừng đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã thoát nghèo bền vững và đang hướng đến làm giàu. Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình ông Hà Văn Cới, ở bản Muỗng, xã Trung Xuân, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình ông rất khó khăn. Năm 2010 khi Đảng, Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ dân chăm sóc, quản lý. Gia đình ông đã mạnh dạn nhận hơn 10 ha đất rừng tự nhiên trên địa bàn xã để trồng lát, xoan lấy gỗ nguyên liệu và trồng 8,5 ha luồng. Nhờ bản tính cần cù, chịu khó, sau gần 10 năm trồng và chăm sóc, hiện nay gia đình ông Cới đã có nguồn thu ổn định hơn 100 triệu đồng từ khai thác luồng và gỗ xoan.

Ông Hà Văn Úy, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Xuân, cho biết: Thực hiện Nghị định 02 của Chính phủ về việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên kết trồng rừng với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giao đất đồi rừng cho các hộ dân quản lý, sử dụng. Trong năm 2018, toàn xã Trung Xuân đã đạt doanh thu hơn 12 tỷ đồng nhờ việc khai thác các cây nguyên liệu lấy gỗ và luồng. Phát triển kinh tế rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương. Xã cũng phối hợp với các phòng, ban của huyện, giúp người dân tìm nguồn cung ứng giống, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong ươm trồng, chăm sóc. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn thông qua ủy thác, tín chấp với các tổ chức chính trị - xã hội để đầu tư phát triển sản xuất... Nhờ chỉ đạo tập trung, những năm gần đây phong trào phát triển kinh tế đồi rừng đã được các chủ rừng trong xã ủng hộ và làm theo. Việc phát triển kinh tế rừng không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nhân dân trên địa bàn xã mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Đồng thời, duy trì ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã Trung Xuân tiếp tục chú trọng vào công tác trồng, thay thế rừng tập trung, phấn đấu đạt khoảng 200ha rừng các loại/năm. Cùng với khuyến khích trồng rừng, xã Trung Xuân thường xuyên làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, không để tình trạng phá rừng xảy ra. Hằng năm, xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, đồng thời tích cực đầu tư thâm canh chăm sóc để rừng cho năng suất cao, đem lại thu nhập ổn định, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Có thể khẳng định, phong trào trồng cây gây rừng đã tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã Trung Xuân. Không chỉ vậy, rừng còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác, như: Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Minh Hà


Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]