(Baothanhhoa.vn) - Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, xác định rõ thế mạnh của địa phương nên những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của xã Luận Thành (Thường Xuân) có nhiều khởi sắc. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, tạo đà để thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Luận Thành chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp

Xã Luận Thành chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp

Diện tích trồng khoai sọ mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, thôn Cao Sơn, xã Luận Thành (Thường Xuân).

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, xác định rõ thế mạnh của địa phương nên những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của xã Luận Thành (Thường Xuân) có nhiều khởi sắc. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, tạo đà để thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xã Luận Thành có hơn 900 ha đất sản xuất nông nghiệp trải dài trên nhiều địa hình khác nhau. Người dân trong xã đã thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị kinh tế và ưu tiên sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường. Trong trồng trọt, ngoài lúa, sắn, mía là 3 loại cây trồng truyền thống, những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn đưa thêm những loại cây trồng mới, như: Khoai sọ, cây ăn quả, cỏ chăn nuôi... vào sản xuất, nhờ đó thu nhập của người dân trong xã tăng bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm. Hằng năm, người dân duy trì trồng khoảng 143 ha lúa, 100 ha mía, gần 300 ha sắn, 13-15 ha khoai sọ, 15 ha cỏ chăn nuôi... Toàn xã đã phát triển được hơn 10 ha cây ăn quả như cam, bưởi... Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, thôn cao Sơn, hiện có 5 ha vườn đồi, trong đó khoảng gần 3 ha trên khu vực đồi cao gia đình trồng keo; diện tích còn lại thực hiện trồng xen canh sắn với ngô, sắn với khoai sọ. Ông Thanh cho biết: Để tăng giá trị sản xuất, UBND xã vận động, hướng dẫn người dân đưa những loại cây trồng mới vào sản xuất. Từ năm 2016, gia đình thực hiện trồng khoai sọ với diện tích khoảng 0,75 ha, doanh thu hơn 150 triệu đồng/năm. Từ những hộ gia đình tiên phong trong chuyển đổi cây trồng thành công, nhiều hộ dân khác cũng tích cực đưa những loại cây trồng mới vào sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Sự phát triển sản xuất nông nghiệp của xã chính là việc hình thành những mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn và thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm. Trên địa bàn xã hiện có 4 gia trại chăn nuôi gà quy mô từ 1.000 - 5.000 con/lứa được liên kết với trang trại gà Phú Gia, HTX dịch vụ chăn nuôi gà ta Thanh Hóa... và hàng chục hộ gia đình nuôi gà áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi bán chăn thả. Ngoài ra, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn xã đạt 861 con, đàn dê gần 300 con. Để giúp người dân phát triển chăn nuôi hiệu quả kinh tế, hàng năm HTX dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ phòng dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Ông Lê Hữu Cường, chủ tịch UBND xã, cho biết: Cấp ủy Đảng, chính quyền xã Luận Thành luôn xác định sản xuất nông nghiệp chính là động lực để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và là tiền đề để xây dựng NTM. Do đó, xã tập trung chỉ đạo nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tận dụng diện tích đồi rừng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mức sống cho người dân. Đến nay, tổng doanh thu ngành nông nghiệp hằng năm trên địa bàn xã đạt khoảng 40,7 tỷ đồng/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt hơn 12,8 tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng NTM, xã cũng lựa chọn những mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế để hỗ trợ, phát triển sản xuất và nhân rộng trong nhân dân.

Để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất của ngành nông nghiệp, UBND xã đã và đang khuyến khích người dân đưa giống mới, cây trồng có giá trị kinh tế cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tích tụ đất đai, liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ưu tiên phát triển lợn cỏ, gà ri, vịt cỏ và trâu, bò, dê, ong mật... Thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; đồng thời, tăng cường giám sát kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, lây lan.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]