(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh của một xã vùng đồng để tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Cầu Lộc phát triển ngành chăn nuôi gắn với thoát nghèo bền vững

Xã Cầu Lộc phát triển ngành chăn nuôi gắn với thoát nghèo bền vững

Mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản” được tỉnh hỗ trợ tại xã Cầu Lộc (Hậu Lộc).

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh của một xã vùng đồng để tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Cầu Lộc là xã thuần nông, vùng đồng chiêm trũng, một năm cấy 2 vụ lúa; xã có nghề truyền thống nấu rượu nên tận dụng được hầu hết rơm rạ và phụ phẩm từ bã rượu cho phát triển chăn nuôi. Đến nay tổng đàn gia súc và gia cầm của xã có khoảng 30.000 con. Một số hộ gia đình chăn nuôi đang phát huy hiệu quả kinh tế, đó là: Gia đình anh Đỗ Minh Gắng, thôn Cầu Thôn, đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trên 800 con lợn; gia đình anh Trịnh Văn Nam, thôn Đông Thôn 1 chăn nuôi tổng hợp gia súc, gia cầm với tổng đàn trên 100 con...

Trong năm 2020, xã Cầu Lộc đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, giao Ủy ban MTTQ tỉnh quản lý. Mô hình thực hiện theo hình thức đối ứng “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, đã hỗ trợ 43 con bò sinh sản cho 43 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã, với tổng kinh phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ là 400 triệu đồng, kinh phí đối ứng của thành viên tham gia mô hình là hơn 600 triệu đồng. Việc xây dựng mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản” nhằm từng bước đổi mới phương thức tổ chức chăn nuôi, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển đàn gia súc, góp phần xây dựng nông thôn mới của xã. Tạo việc làm tại chỗ, giúp cho người nghèo trên địa bàn xã có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nhằm giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình. Thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm, phong tục, tập quán chăn nuôi thả rông, không chuồng trại, sang phương thức chăn nuôi có chuồng trại, theo quy trình chăn nuôi khoa học chặt chẽ. Dự kiến sau một năm ít nhất có 20% thành viên tham gia mô hình thoát nghèo và sau 5 năm có 100% thành viên thoát nghèo.

Theo đó, từ tháng 6 đến tháng 12-2020 mô hình sẽ triển khai các bước: Thống nhất với chính quyền địa phương lựa chọn và thẩm định hộ tham gia mô hình; thành lập nhóm hộ gia đình giúp nhau giảm nghèo; tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi; cấp giống, vật tư và tổ chức tiêm phòng theo quy định kỹ thuật; tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho bò sinh sản; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của mô hình; chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành; báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Các hộ tham gia mô hình đều cam kết thực hiện mô hình đạt hiệu quả, phấn đấu thoát nghèo bền vững. Tích cực tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, giúp nhau chăn nuôi tốt hơn. Tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của ban quản lý mô hình đã xây dựng, đoàn kết, thống nhất để xây dựng thành công mô hình. Tích cực tuyên truyền về hiệu quả và lợi ích khi tham gia mô hình...

Ông Nguyễn Văn Thào, Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc, cho biết: Mặc dù có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng xã cũng đang gặp không ít khó khăn, do thiếu quỹ đất để quy hoạch chăn nuôi quy mô lớn. Thời gian tới, xã sẽ có giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]