(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhờ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu và nguồn lao động dồi dào, kinh tế lâm nghiệp của xã Cán Khê (Như Thanh) đã có bước chuyển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Cán Khê phát huy tiềm năng, thế mạnh đồi, rừng

Những năm qua, nhờ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu và nguồn lao động dồi dào, kinh tế lâm nghiệp của xã Cán Khê (Như Thanh) đã có bước chuyển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xã Cán Khê phát huy tiềm năng, thế mạnh đồi, rừng

Đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đồi rừng góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho người dân xã Cán Khê.

Xã Cán Khê có 2.038 ha đất tự nhiên, trong đó đất quy hoạch lâm nghiệp khoảng 1.200 ha. Những năm trước, do nhận thức của người dân còn hạn chế, đa phần nông dân không mặn mà với việc đầu tư phát triển rừng sản xuất. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được quan tâm, chú trọng nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh từ rừng, UBND xã tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân thấy được lợi ích kinh tế từ trồng rừng; triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng rừng; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; xây dựng vùng trồng và định hướng đưa các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, như: Keo, luồng, dổi... vào sản xuất. Nhờ vậy, nhiều diện tích đất lâm nghiệp trước đây bị bỏ trống nay đã được người dân tận dụng trồng rừng với màu xanh phủ kín, doanh thu bình quân từ kinh tế đồi rừng đạt gần 25 tỷ đồng/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động.

Theo chân cán bộ xã, chúng tôi đến thăm mô hình trồng rừng kết hợp của gia đình anh Quách Văn Thành, thôn 1, được biết: Từ năm 2007, gia đình anh nhận hơn 7 ha đồi rừng để phát triển kinh tế. Nhằm đa dạng hóa các phương thức phát triển kinh tế, gia đình anh đã đầu tư trồng hơn 5 ha keo, diện tích còn lại trồng một số loại cây trồng ngắn ngày, như: Nghệ, riềng, củ từ...; đồng thời, chăn nuôi thêm lợn và gà thả đồi. Nhờ đầu tư phát triển kinh tế kết hợp, mỗi năm tổng doanh thu của gia đình anh đạt khoảng 400 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

Đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát triển kinh tế đồi rừng đã trở thành phong trào được người dân địa phương nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều hộ gia đình như ông Lữ Đức Hòa, thôn 1; Lê Sỹ Bình, thôn 4; Quách Văn Thành, thôn 1... đã trở thành những điển hình trong phát triển kinh tế đồi rừng, vươn lên làm giàu bền vững tại địa phương. Ông Quách Thành Trung, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: Từ năm 1999, thực hiện Nghị định 02 của Chính phủ về việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, xã Cán Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên kết trồng rừng. Đồng thời, giao đất đồi rừng cho các hộ dân quản lý, sử dụng. Ngoài ra, xã còn phối hợp với các phòng, ban của huyện, ngân hàng giúp người dân tìm nguồn cung ứng giống, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong ươm trồng, chăm sóc. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất...

Nhờ chỉ đạo tập trung, những năm gần đây phong trào phát triển kinh tế đồi rừng đã được các chủ rừng tại địa phương ủng hộ và làm theo. Từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã tham gia trồng mới và trồng lại gần 200 ha rừng sản xuất, phòng hộ từ chương trình bảo vệ và phát triển rừng của huyện và hàng trăm ha rừng trồng do người dân tự đầu tư. Cùng với phát triển kinh tế đồi rừng, xã Cán Khê còn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Cây dược liệu, cây ăn quả... vào sản xuất. Việc đa dạng hóa phương thức sản xuất dựa trên thế mạnh về diện tích đồi, rừng thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn xã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân được nâng lên. Năm 2017, xã Cán Khê hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới với 19/19 tiêu chí. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của toàn xã đạt 33 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 4,2%...

Thực tế sản xuất cho thấy, lâm nghiệp chính là ngành kinh tế mũi nhọn, chính vì vậy Đảng ủy, UBND xã Cán Khê sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại, góp phần nâng cao đời sống. Đồng thời, khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng thêm cơ sở chế biến lâm sản, bảo đảm thị trường tiêu thụ cho diện tích đồi, rừng của địa phương và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]