(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt phương án trồng rừng thay thế với hình thức nộp tiền về Ban Quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh, tổng số tiền các chủ đầu tư các dự án phải nộp về quỹ hơn 56 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6-2018, Ban Quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh đã đấu mối, đôn đốc các đơn vị thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế về quỹ được hơn 54 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Toàn tỉnh trồng được hơn 5.800 ha rừng thay thế

Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt phương án trồng rừng thay thế với hình thức nộp tiền về Ban Quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh, tổng số tiền các chủ đầu tư các dự án phải nộp về quỹ hơn 56 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6-2018, Ban Quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh đã đấu mối, đôn đốc các đơn vị thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế về quỹ được hơn 54 tỷ đồng.

Chăm sóc cây giống phục vụ trồng rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ (Như Thanh). Ảnh: Thùy Dương

UBND tỉnh đã phân bổ vốn ủy thác trồng rừng thay thế cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao cho 43 đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế, với tổng diện tích hơn 6.000 ha rừng. Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, đến ngày 18-6-2018, toàn tỉnh đã trồng rừng thay thế được 5.800 ha, chủ yếu là rừng sản xuất, tỷ lệ cây sống trên 90%, cây sinh trưởng tốt. Diện tích còn lại hiện nay các địa phương, đơn vị đã chuẩn bị hiện trường, sẽ triển khai trồng trong vụ thu năm 2018.

Được biết, trồng rừng thay thế là việc trồng lại rừng với diện tích tối thiểu bằng diện tích rừng đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp, nhằm bảo đảm diện tích đất có rừng không giảm, góp phần chống biến đổi khí hậu, giảm lũ lụt và xói mòn đất, điều tiết nguồn nước; đồng thời để các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định. Theo đó, việc trồng rừng thay thế được thực hiện theo phương thức hỗ trợ cây giống, kỹ thuật và một phần nhân công trồng rừng, người dân đóng góp công trồng và hưởng lợi thành quả từ rừng theo nội dung chương trình mục tiêu bảo vệ rừng của tỉnh đang thực hiện.


Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]