(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 155 làng nghề; trong đó có 20 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, hiện sản xuất của phần lớn các làng nghề trong tỉnh đều mang tính gia công, phụ thuộc nhiều vào thị trường; trình độ tay nghề của lao động còn hạn chế nên sản phẩm làm ra sức cạnh tranh không cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiêu thụ sản phẩm nghề truyền thống vẫn gặp khó khăn

Toàn tỉnh hiện có 155 làng nghề; trong đó có 20 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, hiện sản xuất của phần lớn các làng nghề trong tỉnh đều mang tính gia công, phụ thuộc nhiều vào thị trường; trình độ tay nghề của lao động còn hạn chế nên sản phẩm làm ra sức cạnh tranh không cao.

Sản xuất mộc dân dụng tại làng mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa).

Nghề sản xuất hàng mây tre đan ở xã Quảng Phong (Quảng Xương) được hình thành cách đây hàng trăm năm. Trước những năm 90 là thời kỳ phát triển hưng thịnh của làng nghề, với khoảng 600 hộ tham gia và sản phẩm nổi tiếng không chỉ ở trong tỉnh mà ở cả các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hiện nay, toàn xã chỉ còn khoảng vài chục hộ làm nghề; tham gia sản xuất chủ yếu là các ông, bà già và trẻ em; tự làm, tự tiêu thụ sản phẩm nên thu nhập rất thấp. Mặc dù chính quyền xã và những người tâm huyết với sự phát triển của làng nghề đã có nhiều nỗ lực để tìm những giải pháp, hướng đi riêng nhằm vực dậy nghề truyền thống của địa phương song vẫn gặp khó, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Tìm hiểu tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, chúng tôi được biết: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho nhiều làng nghề đang dần chết yểu trước tác động của nền kinh tế thị trường là do phần lớn các làng nghề chậm thay đổi về mô hình sản suất. Việc đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong các hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian giao hàng đang là khó khăn đối với các làng nghề. Đa số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở làng nghề vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ...

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã có những hỗ trợ mang tính chất kích cầu cho các làng nghề và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng truyền thống. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn về công nghệ; tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; hỗ trợ để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã thông qua cuộc thi lựa chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Qua đó, nhiều nghề, làng nghề đã và đang phát huy được hiệu quả kinh tế, như: Nghề chế biến nước mắm ở xã Hải Thanh (Tĩnh Gia), chế biến thủy hải sản ở phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn), dệt chiếu cói ở xã Nga Thành (Nga Sơn)... Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu cho các làng nghề, sản phẩm làng nghề cần phải được các doanh nghiệp, địa phương chú trọng hơn nữa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sản phẩm truyền thống, các tổ, đội sản xuất cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong việc sản xuất, thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ sản phẩm.


Bài và ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]