(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 70% số người sử dụng hàng Việt Nam, hơn 80% hàng sản xuất trong nước được bày bán tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Đó là kết quả của sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiêu thụ hàng Việt Nam ở khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực

Theo thống kê của Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 70% số người sử dụng hàng Việt Nam, hơn 80% hàng sản xuất trong nước được bày bán tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Đó là kết quả của sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tiêu thụ hàng Việt Nam ở khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực

Điểm bán hàng Việt Nam tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) - ảnh chụp năm 2019.

Tại huyện Cẩm Thủy, không khó để chúng tôi tìm thấy các điểm bán hàng Việt Nam, với đầy đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, trái cây, các mặt hàng nhu yếu phẩm... Trong các chợ, các mặt hàng càng trở nên phong phú và khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất liệu cũng như giá thành để phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của đông đảo nhân dân.

Theo như chia sẻ của một số tiểu thương tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy): Những năm gần đây, nhu cầu tìm mua và sử dụng hàng Việt Nam của người dân ngày càng tăng. Do vậy, thay vì bán các mặt hàng của các nước Trung Quốc, Thái Lan, các tiểu thương đã dần chuyển sang bán hàng Việt Nam. Chị Lê Thị Mai, một tiểu thương chuyên bán các loại trái cây tại thị trấn Phong Sơn, cho biết: Thay vì sử dụng các loại quả nhập khẩu, 3 năm trở lại đây người dân trên địa bàn huyện chuyển sang sử dụng các loại quả nội địa, nhất là các loại quả nội tỉnh, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, chị cũng chuyển sang bán các loại quả Việt Nam, nhất là các loại quả nội tỉnh có thương hiệu, như: Cam, bưởi Xuân Thành (Thọ Xuân), ổi lê Thạch Thành, mít Triệu Sơn...

Về phía người dân, do được tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng hàng Việt, nên ngày càng có nhiều người lựa chọn, tin dùng các mặt hàng do Việt Nam sản xuất. Chị Lê Thị Nụ, thị trấn Phong Sơn, chia sẻ: Mấy năm nay, nhờ được tuyên truyền, vận động, nên chị ngày càng nhận ra hàng Việt Nam có nhiều ưu điểm. Do vậy, chị luôn tìm mua các sản phẩm có thương hiệu, uy tín của Việt Nam để sử dụng.

Đánh giá của Sở Công Thương cho thấy, những năm gần đây, không chỉ có hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng, mà ngay cả các mặt hàng trong tỉnh, như: Nước mắm Thanh Hương, mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, chiếu cói Nga Sơn, cam Xuân Thành, bưởi Thanh đường... cũng được người dân tin dùng và đánh giá cao về chất lượng.

Việc người dân tiếp cận và ngày càng tin dùng hàng Việt Nam là bởi, những năm qua, các sở, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng hàng Việt Nam đến mọi tầng lớp nhân dân. Thường xuyên tổ chức các phiên chợ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại các địa phương. Phối hợp với các địa phương xây dựng điểm bán hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng đã và đang tăng cường công tác ngăn chặn, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông trên thị trường, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng.

Tiêu thụ hàng Việt Nam ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Dù hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định, nhưng chưa bền vững, hàng chất lượng cao, hàng đủ sức cạnh tranh chưa nhiều. Các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép vẫn còn đơn điệu về mẫu mã, màu sắc chưa bắt mắt, chất liệu chưa mang nhiều tính đột phá.

Để đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng Việt Nam tại khu vực nông thôn, các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về mục đính, ý nghĩa của việc sử dụng hàng Việt Nam đến đông đảo nhân dân, nhằm hướng tới việc tạo thói quen khi mua sắm, ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quan tâm đến vấn đề bảo hộ sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước sản xuất, giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh đối với các sản phẩm ngoại nhập.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]